Cùng với sự phát triển của công nghệ, vai trò của Digital Marketing trong ngành du lịch và lữ hành quốc tế ngày càng được khẳng định. Các công ty du lịch dễ dàng triển khai các chiến lược Digital Marketing tiếp cận khách hàng tiềm năng trên khắp thế giới. Hiện tại, Digital Marketing là chìa khóa hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp du lịch và lữ hành quốc tế vượt qua khủng hoảng do Covid-19 gây ra và tạo bước đà nhảy vọt trong tương lai.
Nội dung chính
- I. Tình hình ngành du lịch và lữ hành quốc tế
- II. Sức mạnh của Digital Marketing trong ngành du lịch và lữ hành quốc tế
- III. Top 7 xu hướng Digital Marketing du lịch hiện nay
- 1. Social Media Marketing (Tiếp thị qua phương tiện truyền thông xã hội)
- 2. Influencer/Affiliate
- 3. Multimedia Marketing (Tiếp thị qua truyền thông đa phương tiện)
- 4. Search Engine Optimization (SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
- 5. Video Marketing (Tiếp thị qua Video)
- 6. Content Marketing (Tiếp thị qua nội dung)
- 7. Virtual Reality Marketing (Tiếp thị thực tế ảo)
I. Tình hình ngành du lịch và lữ hành quốc tế
Theo báo cáo ngày 18/1/2020 của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới tăng 4% trong năm 2019 đạt 1,5 tỷ dựa trên dữ liệu được báo cáo bởi các điểm đến trên khắp thế giới. Trong đó, Trung Đông (+8%) dẫn đầu tăng trưởng, tiếp theo là châu Á và Thái Bình Dương (+5%). Lượng khách quốc tế ở châu Âu và châu Phi (+4%) tăng theo mức trung bình của thế giới, trong khi châu Mỹ tăng trưởng 2%.
Đánh giá về h của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, nếu dịch Covid-19 kéo dài hết quý II ngành du lịch ước tính sẽ thiệt hại khoảng 5 tỷ USD.
Khi cuộc khủng hoảng Covid tác động của COVID-19 đối với du lịch quốc tế, UNWTO dự đoán rằng lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm từ 20% đến 30% vào năm 2020 so với số liệu năm 2019.
Tại Việt Nam, theo ước tín19 được ngăn chặn hoàn toàn trên toàn cầu, ngành du lịch sẽ cần tăng công suất và đẩy mạnh hoạt động quảng bá với kỳ vọng sẽ có sự bùng nổ doanh thu sau đại dịch.
Giữa cơn sóng gió của dịch bệnh lan rộng toàn cầu như hiện nay, nước ta tự hào tuyên bố với bạn bè năm châu rằng: “Vietnam is safe.”; “I am Safe.”. Du khách yêu Việt Nam, không có lý do gì không đến với đất nước vừa tươi đẹp vừa an toàn với ẩm thực đa dạng, cảnh đẹp như mơ và nền văn minh lâu đời.
Tận dụng sức mạnh Digital Marketing du lịch chính là chìa khóa để “đại bàng” cất cánh vượt qua bão giông và thống trị bầu trời.
II. Sức mạnh của Digital Marketing trong ngành du lịch và lữ hành quốc tế
Khi bạn nhìn xung quanh, bạn sẽ thấy chúng ta đang gắn kết hơn với thế giới kỹ thuật số mỗi ngày. Trên xe bus, bạn thấy người bên cạnh sử dụng điện thoại thông minh, bảng quảng cáo led của các cửa hàng. Chỉ bằng cách nhìn những thứ diễn ra xung quanh bạn hàng ngày.
Báo cáo gần đây của Statista (Cổng thông tin trực tuyến thống kê của Đức) cho biết hiện có 3,2 tỷ người sử dụng điện thoại thông minh trên toàn thế giới, đó là khoảng 50% dân số thế giới. Thử tượng tượng web du lịch của bạn nhận được sự chú ý của họ. Đây không phải là một con số tuyệt vời để khởi động mọi thứ sao?
Dưới đây là năm lý do hàng đầu tại sao ngành du lịch và lữ hành quốc tế nên sử dụng Digital marketing.
1. Tiếp cận khách hàng
Thế hệ du khách mới không còn chỉ dựa vào các cơ quan địa phương, người thân để giúp họ quyết định đi đâu. Với Internet, họ dễ dàng tiếp cận thông tin địa điểm, lịch trình, đặt chỗ chỉ bằng một click chuột.
Bằng cách thiết lập sự hiện diện trực tuyến uy tín, triển khai các chiến dịch digital marketing, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận du khách quốc tế; khoảng cách về không gian và thời gian đều không còn là vấn đề lớn.
2. Thứ hạng trên công cụ tìm kiếm
Điều này chỉ đúng nếu bạn đầu tư vào kỹ thuật SEO và SEM để đưa trang web du lịch của bạn lên trang kết quả đầu tiên, bạn có thể tăng số lượng khách truy cập xem sản phẩm và dịch vụ của bạn và mua chúng.
Đối với nhiều doanh nghiệp, xếp hạng trên công cụ tìm kiếm đã trở thành yếu tố thành công quan trọng nhất.
3. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội (Social media)
Không giống như trước đây, giờ đây bạn có thể xử lý các truy vấn của khách hàng nhanh hơn và cá nhân hơn thông qua việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội.
Nếu Google là kênh tốt nhất để tiếp cận khách hàng đã có nhu cầu hoặc ý tưởng thì Social media là kênh tuyệt nhất tạo nhu cầu đi du lịch cho khách hàng. Bằng các bài đăng trên mạng xã hội, bạn có thể tiếp cận người dùng, thu thập các đánh giá và nhận xét từ du khách đã truy cập địa điểm nổi bật.
4. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách
Ngày càng có nhiều người đi du lịch, khám phá các nền văn hóa khác và chiêm ngưỡng những điều họ chưa từng thấy trước đó. Sự tiến bộ trong công nghệ đã giúp ghi lại cuộc sống chân thực nhất. Chắc hẳn bạn đã biết đến Vlog hoặc phát trực tiếp?
Mọi người có thể vừa thư giãn trên ghế sofa tại nhà và lướt web bắt gặp quảng cáo một anh chàng đang ăn phở ở Việt Nam hay một cô gái xinh đẹp đang nhảy Bungee ở Canada. Điều đó truyền cảm hứng cho họ đi và đắm mình vào trải nghiệm.
5. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Digital Marketing cho phép bạn thu thập và phân tích dữ liệu của mình tốt hơn; vẽ bức tranh chân dung toàn diện về đối tượng mục tiêu cũng như cho phép bạn cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng của mình ở quy mô lớn hơn, phát triển đúng hướng.
III. Top 7 xu hướng Digital Marketing du lịch hiện nay
1. Social Media Marketing (Tiếp thị qua phương tiện truyền thông xã hội)
Social (xã hội): Mọi người trong một cộng đồng tương tác qua lại với nhau, chia sẻ và trao đổi thông tin.
Media (phương tiện truyền thông): Đề cập đến việc sử dụng các hình thức truyền thông hiện đại như internet (tương tác đa chiều) và các hình thức truyền thống như truyền hình, đài phát thanh, báo chí,… (tương tác một chiều).
Social Media có thể hiểu đơn giản là nơi mọi người tham gia tương tác trực tuyến với nhau qua internet.
Như vậy các kênh Social Media phổ biến hiện nay có thể kể đến là Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Pinterest,… Năm 2019, ước tính 2,77 tỷ người dùng tham gia các kênh social media này.
Thế giới đang ngày càng nghiêng về cuộc sống số. Vì vậy, đây là kênh không thể bỏ qua.
2. Influencer/Affiliate
Affiliate marketing là gì? Bạn có biết rằng bạn có thể kiếm tiền bằng cách bản sản phẩm mà không cần vốn hay hàng tồn kho? Với Affiliate marketing, bạn có thể. Nếu bạn bán hàng trên amazon, thương mại điện tử thì chắc chắn hình thức marketing này không còn xa lạ nữa.
Đối với ngành du lịch và lữ hành quốc tế, sản phẩm là tour du lịch, vé máy bay, tour du thuyền,… Affiliate marketing càng trở nên thịnh hành và dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần liên hệ với nhà cung cấp tour, công ty du lịch lữ hành, điền đơn đăng ký trực tuyến, gửi thông tin cá nhân của bạn và chờ phản hồi. Khi bạn được chấp nhận, bạn có thể bắt đầu liệt kê các sản phẩm và các gói ưu đãi của công ty đó trên trang web của bạn và gặt gái những phần thưởng từ doanh thu của bạn.
Influencer là gì? Trong thời gian vừa qua, Vlog và Livestream rất thịnh hành thay thế các tài liệu tiếp thị truyền thống. Mọi người muốn nhìn thấy tận mắt, lắng nghe cả những đánh giá và phản hồi từ những người họ tin tưởng hoặc thần tượng của họ. Việc liên kết với các Vloggers và Streamers du lịch cùng đem về một khoản doanh thu đáng kể.
Trong thời đại công nghệ số, chúng ta có xu hướng lên mạng tìm thêm nhận xét và đánh giá về một địa điểm hoặc một dịch vụ cụ thể trước khi họ ra quyết định xem chúng có xứng đáng với thời gian và tiền bạc của họ hay không.
Làm việc với các những người có ảnh hưởng (Influencers) và tiếp thị qua chi nhánh liên kết cho phép bạn khai thác cơ sở đối tượng của họ và liên kết thương hiệu với hình ảnh của họ.
Tuy nhiên, bạn phải thận trọng khi lựa chọn người đại diện và người bạn liên kết vì thương hiệu của bạn có thể gặp vấn đề nếu họ gặp rắc rối hoặc scandal.
3. Multimedia Marketing (Tiếp thị qua truyền thông đa phương tiện)
“Multimedia” nghĩa là “truyền thông đa phương tiện”. “Multimedia marketing” bạn có thể hiểu là sản xuất nội dung để đăng trên nhiều kênh phương tiện truyền thông khác nhau, từ đó đẩy mạnh hiệu quả của marketing.
Bạn sẽ dành:
- 15 phút để đọc bài post?
- Hay 5 phút để xem lướt video?
- Hoặc 2 phút để ngắm nghía một infographic?
- Hay là vừa làm việc nhà vừa nghe audiobook, không cần quan tâm đến thời gian?
Hãy tạo ấn tượng với Good visuals: Hình ảnh, video, tour thực tế ảo, video 360 độ. Khi người dùng truy cập vào trang web du lịch, họ sẽ bị cuốn hút bởi chúng và gần như họ có thể hình dung rõ nét tất cả những trải nghiệm của họ trước chuyến đi.
Hãy tạo phong cách và dấu ấn riêng: Với hàng loạt nội dung truyền thông hiện nay, việc multimedia marketing bị lạm dụng với nhiều sản phẩm tương tự nhau là khó tránh khỏi. Chính vì vậy, khi ứng dụng multimedia marketing, dù ngân sách của bạn ít hay nhiều, đều cần chọn một phong cách và tạo dấu ấn riêng.
4. Search Engine Optimization (SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một web trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (Search Engine Results Pages – SERPs).
SEO bao gồm tối ưu onpage (mã nguồn HTML, nội dung website,…) và tối ưu offpage (Backlink, Social media,…). Đây là một phần quan trọng trong chiến lược Digital Marketing du lịch; tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
5. Video Marketing (Tiếp thị qua Video)
Video Marketing là một nhánh của Multimedia marketing; là xu hướng marketing trong tương lai.
Qua video, bạn có thể tạo trải nghiệm cá nhân hơn về các địa điểm nổi bật để du khách thường thức ngay cả trước chuyến đi. Điều này có thể làm tăng sự phấn khích của họ để đến đó càng sớm càng tốt.
Bên cạnh những video chuyên nghiệp thể hiện những mặt tốt nhất về dịch vụ của bạn, du khách mong đợi được xem các video trải nghiệm thực tế của Vloggers và những người bạn đồng hành hơn. Vì thế, bạn đừng quên liên kết với các Vlogger hoặc khuyến khích du khách chia sẻ và đánh giá dịch vụ sau các chuyến đi.
Hiện nay, rất nhiều khách du lịch đã chuyển sang Youtube để tìm hiểu trước khi họ ra quyết định đặt chỗ hay book tour du lịch; đôi khi chỉ để tìm hiểu về một vấn đề mà họ quan tâm và thư giãn. Bên cạnh Youtube, có rất nhiều nền tảng khác cho phép bạn thực hiện chiến dịch Video marketing như Facebook Video, Instagram, Vimeo.
Cách tốt nhất để tận dụng lợi thế của video là tích hợp chúng vào các chiến dịch SEO, Content marketing và Social Media Marketing để tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả lớn hơn.
6. Content Marketing (Tiếp thị qua nội dung)
Tỷ phú Bill Gates từng nói: “Content is King”; đây cũng chính là một trong những xu hướng marketing tương lai mà không phương pháp nào thay thế được nó.
Content Marketing là một thuật ngữ rộng, bao gồm: nội dung bài viết, hình ảnh, video, v.v. Đây là một cách tuyệt vời để chứng minh rằng doanh nghiệp của bạn là hợp pháp, đáng tin cậy; cung cấp thông tin hữu ích nhất, khoa học nhất cho người dùng.
Ví dụ: nếu doanh nghiệp của bạn là khách sạn, bạn có thể bắt đầu bằng cách cung cấp thông tin hữu ích như danh sách các quán bar, đặc sản hoặc bãi biển, địa điểm du lịch gần vị trí của bạn hoặc các mẹo hướng dẫn du khách khi họ ở đó; từng bước khiến họ tin tưởng bạn và sẵn sàng đặt mua sản phẩm của bạn ngay khi có nhu cầu.
7. Virtual Reality Marketing (Tiếp thị thực tế ảo)
Thực tế ảo (Virtual Reality – VR) là một trải nghiệm mô phỏng có thể giống hoặc hoàn khác với thế giới thực. VR thường được kết hợp phản hồi thính giác và video, nhưng cũng có thể cho phép các phản hồi cảm giác và lực khác thông qua công nghệ haptic.
Các thiết bị thực tế ảo được nghiên cứu ứng dụng trong giáo dục, y tế, quân sự. Ở đây, tôi muốn đề cập đến ứng dụng trong ngành du lịch của các thiết bị thực tế ảo này.
Đây là cách tốt nhất để khách hàng “trải nghiệm thử trước khi mua”. Bạn có thể hình dung bạn được đặt chân đến điểm đến, ngắm nhìn mặt trời mọc, hay đi dọc hành lang khách sạn như chính bạn đang được trải nghiệm thật qua thiết bị thực tế ảo.
Đây chính là một trong những xu hướng Digital marketing du lịch trong tương lai.