Digital marketing, online marketing, quảng cáo qua internet,… là những xu hướng đi đầu trong marketing thời đại 4.0 hiện nay. Theo như thống kê trong một thập kỷ qua thì việc sử dụng internet đã tăng lên gấp đôi, sự thay đổi này là một ảnh hưởng lớn đến cách mọi người mua, bán sản phẩm hoặc là tương tác với các doanh nghiệp. Vậy thì digital marketing là gì?
Nội dung chính
- I. Khái niệm về Digital Marketing
- 1. Nền tảng của Digital Marketing
- 2. Những hình thức trong Digital Marketing
- a. Quảng cáo trả tiền qua mỗi lần click chuột (Pay-per-click advertising)
- b. Quảng cáo trả tiền qua tìm kiếm (Paid search advertising)
- c. Tối ưu hóa công cụ tìm tiếp (SEO – Search Engine Optimization)
- d. Quảng cáo trả tiền trên mạng xã hội (Paid social media advertising)
- e. Marketing mạng xã hội (Social media marketing)
- f. Marketing nội dung (Content marketing)
- g. Email marketing
- h. Affiliate Marketing
- II. Làm thế nào để bắt đầu với Digital Marketing?
I. Khái niệm về Digital Marketing
Về cơ bản thì Digital Marketing là một hình thức marketing thông qua internet, bao gồm những loại hình được coi như là tài sản marketing online. Ví dụ như là email marketing, quảng cáo trả tiền qua mỗi click chuột, marketing mạng xã hội hay thậm chí là cả việc viết blog đều là một phần của digital marketing. Cũng giống như marketing offline là giới thiệu bản thân, giới thiệu sản phẩm đến công ty hay là khách hàng và thuyết phục để lựa chọn mình, lựa chọn sản phẩm của mình thì Digital Marketing cũng vậy nhưng là thông qua internet.
1. Nền tảng của Digital Marketing
Những công cụ mà bạn sử dụng để thực hiện Digital Marketing đều được coi là một phần tạo thành nền tảng của Digital Marketing vì tất cả những công cụ đó đều cần có internet để sử dụng. Hay nói một cách khác, internet chính là nền tảng để tạo thành Digital Marketing đi đầu trong xu hướng thời đại 4.0 hiện nay. Dưới đây là một số ví dụ về những thứ thuộc quyền sở hữu của digital marketing:
– Website của bạn
– Bất kỳ một thứ gì có thương hiệu như là logo, icon, từ viết tắt,…
– Nội dung của những video (các video quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, các vlog,…)
– Hình ảnh (inforgraphic, ảnh chụp các sản phẩm, ảnh chụp công ty,…)
– Nội dung được thể hiện qua văn bản (các bài đăng trên blog, sách điện tử, các dòng chữ mô tả sản phẩm,…)
– Các trang truyền thông xã hội
Đây chỉ là danh sách số ít những thứ được coi là thuộc vào quyền sở hữu của Digital Marketing, như bạn hình dung qua những điều mình đã nói ở trên thì danh sách này chỉ là một phần của bề mặt đại dương bao la mà thôi.
Bài viết liên quan: Các công cụ của Digital Marketing mà các Marketer không thể bỏ qua
2. Những hình thức trong Digital Marketing
Những hình thức phổ biến để thực hiện digital marketing mà hầu hết các doanh nghiệp, các agency đều đang áp dụng và khai thác để đưa ra được hiệu quả cao đều nằm trong danh sách dưới đây.
a. Quảng cáo trả tiền qua mỗi lần click chuột (Pay-per-click advertising)
Quảng cáo trả tiền cho mỗi lượt click chuột hay còn có tên viết tắt quen thuộc hơn đó là PPC là một hình thức digital marketing mà bạn sẽ trả tiền cho mỗi lượt người dùng click chuột vào quảng cáo. Một ví dụ điển hình đó chính là Google AdWords, đây là một hình thức PPC có tên gọi là “Quảng cáo tìm kiếm có trả tiền”. Quảng cáo trên Facebook là một hình thức nổi tiếng khác với tên gọi “Quảng cáo trên mạng xã hội có trả tiền”.
b. Quảng cáo trả tiền qua tìm kiếm (Paid search advertising)
Google, Bing cho phép bạn chạy quảng cáo trên những trang kết quả tìm kiếm của họ. Quảng cáo tìm kiếm trả tiền là một trong những cách tốt nhất để nhắm tới mục tiêu là khách hàng tiềm năng khi họ đang cố gắng tìm kiếm một sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.
c. Tối ưu hóa công cụ tìm tiếp (SEO – Search Engine Optimization)
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí chạy quảng cáo hay không muốn trả tiền để có thể hiển thị trong quảng cáo trong kết quả tìm kiếm thì bạn có thể sử dụng đến SEO hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kết. Hình thức này sẽ giúp cho website của bạn có được thứ hạng tốt một cách tự nhiên nếu như bạn có một đội ngũ làm tốt về SEO và thực hiện đúng cách. Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí cho mỗi lần click chuột, nhưng bù lại thì bạn sẽ có một thứ hạng tự nhiên. Tuy nhiên thì quá trình SEO sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn là quảng cáo trả tiền qua tìm kiếm. Thường thì sẽ mất từ 6 tháng trở lên để có thứ hạng như mong muốn.
Có thể bạn quan tâm: Làm sao để xây dựng một kế hoạch Content Marketing hoàn chỉnh?
Hầu hết những nền tảng mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Instagram, Twitter, Linkedin,… đều cho phép bạn chạy quảng cáo với vai trò họ là người cung cấp và bạn sẽ trả tiền để họ phê duyệt quảng cáo của bạn theo thời gian. Đây là hình thức tốt cho việc xây dựng độ nhận diện thương hiệu đến với khách hàng khi họ không biết doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang tồn tại. Hiện nay quảng cáo trả tiền trên mạng xã hội còn đang là một hình thức để bán hàng, thúc đẩy doanh thu mạnh mẽ.
e. Marketing mạng xã hội (Social media marketing)
Cũng giống như SEO, marketing mạng xã hội không cần trả tiền để có thể thực hiện, thu lại được những kết quả tự nhiên trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay để marketing cho doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Và cũng giống với SEO, đây là một quá trình tốn thời gian và công sức để thu được lượng tương tác cũng như khách hàng tiềm năng. Nếu tính theo thời gian dài thì sẽ thu được kết quả với chi phí ít hơn quảng cáo trả tiền trên mạng xã hội nhiều lần.
f. Marketing nội dung (Content marketing)
Marketing nội dung hay còn gọi quen thuộc hơn đối với những người làm Digital Marketing đó là content marketing. Đối với những người làm Digital Marketing thì “Content is King”, bất cứ một hình thức nào khác để thực hiện Digital Marketing đều cần đến nội dung. Bạn sử dụng quảng cáo trả tiền trên mạng xã hội nếu như không có một nội dung chất lượng, thu hút người dùng hay một bức ảnh với nội dung tốt thì cũng sẽ không đem lại được hiệu quả như mong muốn. Marketing nội dung có một chỗ đứng vô cùng quan trọng trong Digital Marketing.
g. Email marketing
Email marketing là hình thức để thực hiện Digital Marketing có lẽ được coi là lâu đời nhất và cho đến thời điểm hiện tại vẫn được phát triển vô cùng mạnh mẽ. Hầu hết thì những người làm Digital Marketing sử dụng email marketing để quảng cáo những ưu đãi đặc biệt với nội dung được làm nổi bật hoặc là để quảng bá một sự kiện nào đó.
h. Affiliate Marketing
Affiliate marketing về cơ bản là bạn trả tiền cho một người hoặc một doanh nghiệp để có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của bạn trên website của họ.
II. Làm thế nào để bắt đầu với Digital Marketing?
1. Mục tiêu của bạn là gì?
Trước hết để bắt đầu với digital marketing, bạn cần phải đặt ra cho bản thân mục tiêu để có thể cố gắng đạt được. Có thể mục tiêu đó là về tài chính, bạn muốn kiếm tiền để mua cái này, cái kia, giúp đỡ cho gia đình. Có thể mục tiêu là phát triển bản thân từ Digital Marketing, bạn cần đặt ra những mục tiêu để có thể có nghị lực cố gắng hơn bao giờ hết. Digital Marketing hiện đang là xu hướng toàn cầu và sẽ còn phát triển mạnh hơn thế nữa, chắc chắn bản thân bạn sẽ được phát triển và trở thành một người đi đầu xu hướng cho thế hệ mai sau.
2. Bạn sẽ làm marketing với ai? Cho ai?
Một khi bạn đã xác định và đặt được cho bản thân mục tiêu để cố gắng, tiếp theo bạn cần phải xác định được mục tiêu để bạn làm marketing cho. Điều này là cực kỳ quan trọng, bởi vì tính cách mỗi người khác nhau và đòi hỏi sử dụng những hình thức khác nhau để tiếp cận. Thậm chí quan trọng hơn, tính cách người mua khác nhau sẽ phân loại ra được các khách hàng khác nhau. Từ đó bạn có thể bao quát về tâm lý khách hàng và đưa được chiến lược thích hợp, cụ thể và thực hiện hiệu quả hơn bao giờ hết.
3. Khách hàng của bạn có giá trị thế nào?
Thông thường mọi người sẽ nhìn vào tính cách của người mua để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Từ đó mà bạn nhận biết được giá trị của khách hàng khi họ mua hàng là thế nào, họ đem lại cho bạn doanh thu, đem lại cho bạn một chiến lược thành công dù chính bạn là người xây dựng chiến lược đó nhưng nếu không có họ, thì chiến lược không thể thành công. Chính vì vậy dù bạn làm Digital Marketing trong lĩnh vực nào, khách hàng luôn là thượng đế, họ giúp bạn làm chủ tài chính và phát triển bản thân tốt hơn.
Với giá trị của họ và giá trị họ đem lại, bạn có thể khiến cho họ trở thành khách hàng thân quen, một khách hàng tiềm năng khi thực hiện chiến lược thành công, họ sẽ quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn ngay khi cần mà không cần phải suy đi, tính lại quá nhiều như khi đi mua một sản phẩm, dịch vụ mà bản thân không biết rõ.
4. Bạn sẽ đánh đổi điều gì để có thể đạt được mục tiêu?
Liệu sau khi trả lời được ba câu hỏi trên, bạn sẽ tiếp tục ngồi xuống và suy nghĩ để trả lời câu hỏi cuối cùng này chứ? Câu hỏi này sẽ cần bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn sẽ đánh đổi điều gì để đạt được những mục tiêu đã đặt ra? Không hề dễ đúng không nào. Nếu bạn đã quyết tâm đạt được mục tiêu, hãy sẵn sàng để đánh đổi bất kỳ một thứ gì trong cuộc sống hiện tại.
Bạn hãy đánh đổi khoảng thời gian chơi game hàng ngày, đánh đổi những giấc ngủ quá giờ hay bất cứ một thứ gì khác để có thể tiến tới một mức độ xa hơn trong tương lai. Chính lúc này là lúc để bạn quyết định con người mà bạn trở thành, quyết định Digital Marketing có phải là thứ sẽ giúp bạn trưởng thành hơn không. Tất cả những điều bạn nghĩ tới đều chỉ là cái lợi trước mắt, hãy nghĩ đến lợi ích lâu dài cho bản thân, chính điều này sẽ giúp cho bạn thành công với digital marketing.
Digital Marketing đang và sẽ phát triển một cách mạnh mẽ hơn trong tương lai, tất cả những kiến thức cơ bản mình mang đến cho bạn trong bài viết này sẽ giúp cho bạn hình dụng được Digital Marketing là gì. Không chỉ vậy, bạn còn trả lời được những câu hỏi mà có lẽ bản thân chưa từng nghĩ tới, tất cả đều là nhờ Digital Marketing khi chính bạn là người đang sử dụng nó để tiếp thu thêm kiến thức và phát triển bản thân.
2 comments