SEO là gì? SEO hoạt động như thế nào và người làm SEO phải làm những công việc gì? Đây là câu hỏi của không ít những bạn trẻ đang chập chững từng bước bắt đầu bước vào nghề. Và đối với các doanh nghiệp, khi bắt đầu xây dựng website và đưa thương hiệu của mình lên các công cụ tìm kiếm cũng cần phải hiểu được về SEO để làm tốt các chiến dịch Marketing của mình. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất cả những kiến thức về SEO và hướng dẫn cơ bản nhất về SEO để các bạn hiểu được. Trước hết chúng ta tìm hiểu SEO là gì?
Nội dung chính
SEO là gì? SEO hoạt động như thế nào?
Có không ít người chưa hiểu được SEO website là gì và hoạt động ra sao? Thực tế, thì SEO được viết tắt của Search Engine Optimization, là quá trình tối ưu hóa website của bạn để tăng lượng truy cập tự nhiên vào website và đẩy thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm hoàn toàn miễn phí.
Hay nói cách khác, SEO liên quan đến những việc thực hiện các thay đổi nhất định đói với thiết kế và content làm cho website của bạn hấp dẫn thu hút được nhiều lượt xem so với website của đối thủ. Những điều này sẽ giúp cho website của bạn xuất hiện trên trang đầu của kết quả tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo.
Mặc dù khi làm SEO có nhiều công đoạn khá phức tạp và chi tiết bởi nó liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa của bạn, tuy nhiên quá trình để làm SEO lại không hề quá khó hiểu.
Người làm SEO luôn muốn cung cấp những thông tin về dịch vụ ngành nghề của họ một cách tốt nhất đến người dùng. Có nghĩa là bạn sẽ cung cấp không chỉ là những bài viết chất lượng cao mà còn phải phù hợp với nhu cầu mà người dùng đang tìm kiếm.
Để làm được điều này, những con bot của Google sẽ phải quét và thu thập dữ liệu từ nhiều trang website khác nhau để hiểu, như vậy sẽ giúp chúng phân phối và mang lại nhiều kết quả hữu ích cho người dùng đang tìm kiếm theo cụm từ khóa hay topic phù hợp.
Không chỉ vậy, các công cụ tìm kiếm quét các website để dễ dàng điều hướng và đọc dữ liệu, chúng ưu tiên cho những website thân thiện với người dùng và đẩy từ khóa lên thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Nếu các doanh nghiệp muốn đẩy các từ khóa liên quan đến các ngành nghề của mình lên các trang tìm kiếm đầu tiên thì phải chuẩn bị những từ khóa chính và từ khóa có liên quan trong các bài viết. Chẳng hạn như bạn đang muốn rank từ khóa “bán phòng khách sạn” với bài viết liên quan trong trang đầu tiên của Google, thì bạn phải cung cấp cho người dùng những thông tin mà người dùng cần, đồng thời sắp xếp từ khóa và text sao cho phù hợp nhất. Vậy những công việc đó cần triển khai như thế nào?
Những công việc mà các SEOer phải làm trong Marketing
Tại Việt Nam, SEO bắt đầu xuất hiện từ năm 2008 và tại thời điểm đó SEO được giới Marketing nhắc nhiều đến, SEO làm khá dễ dàng và gần như trở thành anh cả và chiếm ưu thế rất mạnh. Nhưng hiện nay, việc SEO đã khó hơn rất nhiều do thuật toán Google thay đổi rất nhiều. Vậy để theo đuổi nghề này bạn cần hiểu rõ được người làm SEO phải triển khai những công việc gì để có thể thành công.
1, Sáng tạo Content
Đây là phần vô cùng quan trọng trong việc xây website và SEO web. Content là cầu nối hiệu quả để tiếp cận được người dùng một cách tự nhiên nhất đối với bất kỳ website nào. Càng có nhiều content chất lượng và nội dung liên quan thì bạn càng có khả năng cao trong việc xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm.
Không chỉ vậy, những nội dung hấp dẫn và giá trị sẽ giữ được chân người dùng lâu hơn trên website của bạn, họ sẽ còn quay lại ghé thăm website của bạn nhiều lần, thậm chí bạn sẽ đạt được kết quả cuối cùng đó là ra đơn hàng.
Bí quyết để bạn có được nội dung tối ưu hóa cả về thứ hạng tìm kiếm và người dùng đó là tạo ra thật nhiều nội dung hấp dẫn khác nhau với các chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất. Như vậy thời gian người dùng ở trên website càng lâu hơn. Dưới đây là một vài kiểu content bạn có thể tập trung vào để cải thiện thứ hạng từ khóa của mình:
– Các bài viết chính về lĩnh vực bạn đang làm
– Các bài viết blog
– Social Media content
– E-books
– Các bài hướng dẫn và thực hiện
– Video và audio
– Infographic và các visual content khác.
Một điều cần chú ý hơn là bạn cần xem xét về các từ khóa chính và các cụm từ khóa liên quan khi sáng tạo content. Đó là những từ khóa chính và cụm từ khóa liên quan khi người dùng gõ trên Google hay bất kì công cụ tìm kiếm nào để đi tìm câu trả lời hoặc thông tin về sản phẩm hay dịch vụ mà họ quan tâm. Khi bạn xây dựng những content xoay quanh các từ khóa và cụm từ khóa sẽ giúp cải thiện được thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
2, Cập nhật content thường xuyên
Bên cạnh đó, bạn cũng phải thường xuyên cập nhật những content mới trên website để thông tin được đưa đến người dùng nhanh nhất. Tuy nhiên, việc tạo các content mới cũng chưa phải là cách duy nhất để làm mới, bạn cũng có thể cập nhật thêm thông tin vào các bài viết cũ thêm đầy đủ hơn, điều này giúp bạn sẽ giữ chân người dùng lâu hơn trên website.
Thông qua việc dành thời gian để tạo ra nguồn content tốt nhất, kết quả cuối cùng đó chính là có được khách hàng và doanh thu phải không? Công cụ tìm kiếm luôn ưu tiên những content tốt và người dùng cần content chất lượng, mang lại giá trị cho họ, vì thế việc đầu tư vào content là vô cùng quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào.
3, Tối ưu hóa On-page SEO cho website là gì?
Một yếu tố giữ vai trò rất quan trọng khi bạn xây dựng website và đây là công việc mà bạn phải làm trong suốt quá trình đẩy thứ hạng và cải thiện từ khóa hay website. Điều này sẽ có phần đi sâu hơn về HTML.
Dưới đây là một số yếu tố trong SEO mà bạn cần phải làm On-page để cải thiện thứ hạng website.
– Title tag: ở mỗi trang là tiêu đề của bài viết tóm lại nội dung của bài viết mà bạn cung cấp.Tiêu đề nên để ít hơn 70 kí tự và có chứa từ khóa bạn muốn rank cùng tên thương hiệu.
– Meta Description: Thẻ mô tả giúp các bộ máy tìm kiếm hiểu được thông tin mà bạn cung cấp, sau đó đẩy bài viết theo đúng những từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Vì thế trong phần thẻ mô tả này cần bao gồm cả từ khóa chính và một phần bội dùng liên quan giới thiệu về bài viết mà bạn cung cấp. Hãy nhớ cả title và meta description đều cần phải viết thật hấp dẫn để người dùng click vào bài viết của bạn.
– Sub-heading: Đây là các tiêu đề phụ H1, H2, H3 trong từng đoạn content giúp người dùng dễ dàng đọc nội dung và bài viết của bạn cũng rành mạch rõ ràng hơn. Điều này sẽ giúp cải thiện điểm SEO rất nhiều.
– Internal Links: Hay còn gọi là xây dựng các liên kết trong website thành một khối vững chắc nhất, siêu liên kết để bộ máy tìm kiếm có thể học website của bạn nhanh hơn. Ví dụ, nếu bạn viết những bài content quan trọng về các sản phẩm và dịch vụ, bạn có thể kết nối các bài viết đó sang những bài viết blog bằng cách gắn link. Cố gắng cải thiện internal link để giúp website của bạn có một cấu trúc vững chắc khó có thể phá vỡ bằng cách liên kết các page lại với nhau.
– Tên Image và ALT tags: Nếu bạn sử dụng ảnh trên các bài viết của mình thì cần phải có, tên ảnh, dòng mô tả và thẻ ALT có chứa từ khóa và cụm từ khóa liên quan. Yếu tố này sẽ giúp bộ máy tìm kiếm dễ dàng index ảnh của bạn tốt hơn, giúp ảnh của bạn xuất hiện trong trang đầu trong phần tìm kiếm hình ảnh.
– Lưu ý về từ khóa: Trong một bài viết hay một trang nào mà bạn muốn rank thứ hạng thì đừng cho quá nhiều từ khóa và cụm từ khóa liên quan để tránh bị tình trạng nhồi nhét từ khóa. Google và các bộ máy tìm kiếm sẽ phạt website nào cố tình sử dụng quá nhiều từ khóa trong một bài content, khiến điểm SEO của bạn cũng bị hạ thấp đi rất nhiều. Thêm nữa, bạn cũng phải chắc chắn rằng ở mỗi đoạn văn trong một bài viết chỉ nên chứa từ 1 đến 2 từ khóa mà vẫn đảm bảo bài viết có nội dung liên quan.
– Sitemap: Đừng quên tạo sitemap và xác nhận sitemap trên bộ công cụ tìm kiếm để cải thiện việc thu thập dữ liệu nhanh hơn, giúp con bot google học nội dung mới hiệu quả hơn.
– Độ thân thiện với di động: Số lượng người dùng điện thoại di động là rất lớn, vì thế bạn phải chú ý cả phần về tốc độ load, sự thân thiện khi người dùng trải nghiệm website của bạn bằng di động.
4, Off-page SEO là gì?
Ngoài các yếu tố on-page SEO mà bạn có thể tự kiểm soát và điều khiển được, thì yếu tố off-page SEO cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thứ hạng website của bạn. Phần off-page SEO bạn sẽ không thể trực tiếp điều chỉnh và kiểm soát được nhưng không phải không có cách để bạn cải thiện nó, giúp việc tối ưu SEO tốt hơn.
– Trust: Sự tin cậy trở thành một yếu tố quan trọng trên công cụ tìm kiếm Google. Đó là Google xác định xem website của bạn có hoạt động hợp pháp hay không, khách truy cập có tin tưởng hay không? Một trong những cách để cải thiện lòng tin cậy đó là xây các external link đến những trang website có độ trust cao khác.
– Backlink: Một cách phổ biến mà rất nhiều bên làm SEO đang làm đó là xây dựng hệ thống backlink. Tuy nhiên hãy cẩn thận, vì nếu bạn đặt link website của mình tràn lan khắp nơi, rất dễ bị Google đánh spam và bị loại khỏi công cụ tìm kiếm. Thay vì dành thời gian để xây dựng backlink, bạn hãy xây dựng content thật tốt, để có được lượt chia sẻ cao hoặc có thể xây dựng mối quan hệ với các website chất lượng để đặt link website của bạn lên đó.
– Social Media: Một yếu tố quan trọng nữa đó là tín hiệu social, là làm sao để bài viết của bạn phải có lượt like và share bởi những người yêu quý thương hiệu hoặc những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn. Từ đó, content trên website của bạn sẽ càng tiếp cận được nhiều người hơn, tăng được độ tin cậy và điểm chất lượng SEO.
Bài viết trên đã tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về SEO cho những ai mới bắt đầu quan tâm về nghề này hoặc cho những doanh nghiệp đang loay hoay về SEO và chưa có giải pháp tốt nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị làm SEO chuyên nghiệp để được tư vấn và giải đáp về các thắc mắc. Đừng ngần ngại liên hệ với Asia lion trực tiếp qua hotline hoặc để lại lời nhắn qua email, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
2 comments