Nếu bạn cho rằng Website chỉ là một trang mạng, chứa thông tin bao gồm hình ảnh, văn bản, video,…được lưu trữ trên máy chủ thì có lẽ, bạn đang có một sự hiểu lầm to lớn. Một Website được phát triển toàn diện và tối ưu sẽ mang đến cho doanh nghiệp lợi nhuận nhiều hơn cả mong đợi. Nhưng làm thế nào để có thể phát triển website đúng với định vị thương hiệu, ra được khách hàng đặt book và tăng tỉ lệ chuyển đổi? Đối với các công ty du lịch & nghỉ dưỡng, đây không phải là câu hỏi dễ. Hiểu được điều này, buổi Coffee Talk tháng 10 do Asia Lion tổ chức với chủ đề “Website & Phương pháp tối ưu chuyển đổi trong Du lịch nghỉ dưỡng” đã mang đến cho các khách mời một cái nhìn tổng quan về Website cho doanh nghiệp nói chung và ngành Du lịch Nghỉ dưỡng nói riêng.
Nội dung chính
- I. Giới thiệu tổng quan sự kiện
- II. Nội dung chính của sự kiện
- 1. Vai trò của Website trong ngành Du lịch
- 2. Các loại Website và Ưu/Nhược điểm của từng loại
- 3. Mô tả các bước và tiến độ làm Website
- Một website làm full code tay phải cần 1 đến 6 tháng và đủ 6 bước chính:
- Trang chủ (Home page): là trang đầu tiên khi người dùng truy cập vào website của bạn. Đây là trang web mặc định khi bạn truy cập vào địa chỉ website thì chỉ chứa tên miền đó.
- Trang con (Web page): là tiêu đề, danh mục các trang con của website
- Tổng kết:
- 4. Nên chọn inhouse hay outsource cho lộ trình phát triển website?
- 5. Các hành trình trải nghiệm khách hàng tăng tỷ lệ chuyển đổi
- 6. Xu hướng Web3 và Blockchain so với Web2 truyền thống trong giai đoạn tới
- 7. Ưu/Nhược điểm của Web 3.0
- 8. Cập nhật tình hình tại Việt Nam
- Tổng kết sự kiện
I. Giới thiệu tổng quan sự kiện
Buổi Coffee Talk bắt đầu vào lúc 8h30p ngày 22/10/2022 trong không gian ấm cúng Nhà hàng Cà phê The East số 5B, Tống Duy Tân, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đến với sự kiện, các khách mời không những có cơ hội được cập nhật các xu hướng mới mà đây cũng là cơ hội để mọi người trao đổi, chia sẻ những kiến thức trong cộng đồng những người làm Du lịch.
II. Nội dung chính của sự kiện
Các nội dung chính được thảo luận xoay quanh các vấn đề về website trong du lịch:
- Các loại website trong ngành du lịch
- Ưu/nhược điểm, chi phí và cách triển khai 1 website
- Website phục vụ SEO, Marketing và tăng tỉ lệ chuyển đổi cần có gì?
- Xu hướng Web3 và Blockchain so với Web2 truyền thống trong giai đoạn tới?
1. Vai trò của Website trong ngành Du lịch
Các làn sóng truyền thông ảnh hưởng đến :
- Năm 9x các công ty lữ hành phát triển vượt lên với sự tham gia của báo giấy (với du lịch là Lonely Planet – một nhà xuất bản sách hướng dẫn du lịch lớn)
- Những năm 2000 nhiều bên bứt phá mạnh mẽ nhờ tiếp cận Internet và Website
- Hiện tại, Web2 tồn tại nhiều bất cập vì data nằm trên máy chủ, dễ dàng bị lấy cắp thông tin.
Web của ngành du lịch vẫn rất cần thiết đối với B2C và cả B2B.
Với du lịch, website bắt buộc phải có media, hình ảnh đẹp, bắt mắt sẽ giúp tăng lượng convert, booking.
Vai trò của website:
- Làm chủ nhận diện, thông tin và chức năng với khách hàng, không bị phụ thuộc vào bất cứ nền tảng nào như social media hay các Platform trung gian.
- Tăng tỉ lệ tiếp cận và mua hàng
- Tăng độ uy tín cho doanh nghiệp
- Tạo thêm nhiều giá trị cho khách hàng (tìm kiếm thông tin đa định dạng như bài viết, ảnh, video, 360 VR, AR …)
2. Các loại Website và Ưu/Nhược điểm của từng loại
BUILDER DỰNG SẴN | MÃ NGUỒN MỞ | CODE TAY | |
Các Supplier / CMS phổ biến | Nước ngoài: Wix, Shopify, Việt Nam: Haravan, Sapo | WordPress, Drupal, Joomla, Magento | Ruby, Laravel, Node js, React, Angular hoặc php, .net |
Điểm mạnh | Dễ triển khai, không cần biết code | Làm rất nhanh, tiện lợi, dễ quản lý và đăng bài, chức năng được tối ưu dễ dàng | Chủ động hoàn toàn về giao diện, chức năng, nâng cấp |
Điểm yếu | Khó tùy biến thêm chức năng, chưa thực sự phù hợp với đa số công ty du lịch mà phù hợp với shop bán sản phẩm hơn | Khó khăn trong nâng cấp và tùy chỉnh sâuNguy hiểm về bảo mậtVẫn cần phải biết thuê và quản lý server, website | Cần đội bảo trì, nâng cấp riêng và theo dài hạnChi phí cao do phải tự code riêng khá nhiềuĐôi khi khó sử dụng do kinh nghiệm, trình độ và tư duy của coder |
Giá cả | Thường bán theo tháng/năm dạng subscription | 3tr đến 30tr | Trên 30tr đến vô cùng, tùy theo chức năng và ngày công |
Doanh nghiệp phù hợp | Các bên không biết code, không biết về server, thậm chí mới tinh với website | Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi đầu với website giới thiệu sản phẩm | Doanh nghiệp ngân sách lớn, tính đến khả năng nâng cấp lâu dài |
3. Mô tả các bước và tiến độ làm Website
Một website làm full code tay phải cần 1 đến 6 tháng và đủ 6 bước chính:
- Bước 1: Lập kế hoạch (Discovery): phân tích, nghiên cứu, tư vấn yêu cầu của khách hàng
- Bước 2: Thiết kế (Design): xây dựng concept, hình ảnh, nội dung cho trang web
- Bước 3: Phát triển giao diện người dùng (Front End Development) : tạo các nút bấm trên màn hình để lấy dữ liệu
- Bước 4: Lập trình để website hoạt động (Back End): Viết Code để website hoạt động thông qua những thông tin của khách hàng lấy được từ việc phát triển giao diện người dùng
- Bước 5: Đánh giá, thử nghiệm (Testing): đánh giá, sửa lỗi sản phẩm
- Bước 6: Bàn giao: bàn giao thành phẩm cho khách hàng.
Nếu làm mã nguồn mở thì chỉ cần lên mạng chọn giao diện ưng ý, chọn hình ảnh và chỉnh sửa nội dung. Mã nguồn mở cũng có thể làm được nhiều thứ và lưu lượng truy cập cũng có thể rất cao
Cầu kỳ hơn thì cần có sitemap thiết kế (cấu trúc website và phân luồng người dùng). Thường sẽ có 2 đến 3 cấp sitemap cơ bản
Trang chủ (Home page): là trang đầu tiên khi người dùng truy cập vào website của bạn. Đây là trang web mặc định khi bạn truy cập vào địa chỉ website thì chỉ chứa tên miền đó.
- Chức năng chính của trang chủ là để định hướng người dùng truy cập
- Trang chủ được coi là bộ mặt thương hiệu, là nơi các chủ quản website cung cấp các thông tin cụ thể về sản phẩm hay dịch vụ,.. đến với khách hàng hiệu quả.
- Là nơi các chủ quản website cung cấp các thông tin cụ thể về sản phẩm hay dịch vụ,.. đến với khách hàng hiệu quả.
Trang con (Web page): là tiêu đề, danh mục các trang con của website
- Các webpage sẽ được liên kết với nhau trên cùng một website
- Mỗi Webpage sẽ chứa một nội dung cụ thể
Tổng kết:
- Tối ưu hóa URL bằng cách chứa từ khóa ở mỗi link URL ngắn gọn chứa từ khóa chính của webpage.
- Các webpage phải có danh mục rõ ràng, trực quan và trực tiếp. Chia webpage khoa học và luôn có từ khóa trọng tâm cho mỗi webpage.
- Tiêu đề mỗi bài viết webpage phải được tối ưu hóa từ 65 đến 70 ký tự. Tiêu đề hấp dẫn, lôi cuốn người đọc và có chứa từ khóa chính cần SEO.
- Hình ảnh trên mỗi webpage cũng phải chứa từ khóa và có độ phân giải cao, dung lượng hợp lý.
- Sử dụng từ khóa thường xuyên và tự nhiên trong các webpage của bạn.
- Một sitemap tốt nên dẫn tới được mọi vị trí trên website. Bằng cách này bạn sẽ có được sự ưu tiên lớn trong khi tìm kiếm hệ thống.
- Cấu trúc cần viết chuẩn SEO. Cấu trúc sai sẽ không có traffic, không có khách vào.
- Cần bám sát về đội thiết kế, đảm bảo trang web thân thiện với khách hàng.
Một số các tools để kiểm tra hiệu quả, nền tảng của web: Whatruns hoặc Built with để check các bên đang xây web bằng nền tảng nào nhưng chỉ check được 1 phần.
Các nền tảng CMS mã nguồn phổ biến: WordPress, Drupal, Joomla, Magneto
4. Nên chọn inhouse hay outsource cho lộ trình phát triển website?
Outsource | In-house | |
Ưu điểm | Chi phí rẻ hơn nếu khối lượng công việc không nhiều, không phải duy trì nhân sự Chủ động về outsource từng cấu phần như thiết kế, lập trình … với nhiều mức yêu cầu tay nghề khác nhau | Chi phí cao hơn vì duy trì đội nhân sự đều đặnDễ nâng cấp, phát triển dài hạn hơnNgười lập trình chức năng hiểu về đặc điểm sản phẩm, doanh nghiệp để tối ưu hơn |
Nhược điểm | Khó kiểm soát chất lượng hoàn thiện | Khó đảm bảo tiến độ, phụ thuộc tay nghề của nhân sự nội bộ, ít đột phá với phần thiết kế |
Doanh nghiệp phù hợp | Project ngắn, không có việc đều, không cần nâng cấp liên tục | Đầu tư và phát triển lâu dài, liên tục nâng cấp tính năng, phát triển hệ thống và tối ưu liên tục |
Lưu ý khác | Kết hợp cả 2 mô hình: Outsource từng cấu phần mà nhân sự inhouse không đủ nhân lực hoặc trình độ để triển khai |
Để set up 1 website cần có 10 bước:
- Mua tên miền (Domain): Tên miền “.vn” đang là chi phí cao nhất, nên mua tại Vietnam để được kịp thời hỗ trợ do mua tại nước ngoài khó trao đổi khi có vấn đề xảy ra.
- Mua hosting
- Trỏ tên miền và hosting: Hosting có nhiều loại, nếu lượng traffic không nhiều thì có nhiều hosting giá rẻ
- Cài đặt wordpress
- Đăng nhập
- Cài plug in
- Cài theme
- Cài 3 loại tracking chính, tùy theo nhu cầu sẽ có rất nhiều loại tracking.
- Sửa trang home
- Thêm bài viết chuẩn SEO: cần viết bài chi tiết chuẩn SEO, chăm chút trang Home và trang bán hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Website SEO, Marketing & tăng tỉ lệ chuyển đổi
- Bất cứ website nào cũng dựa vào Search Engine (công cụ tìm kiếm), mỗi quốc gia sử dụng engine khác nhau. Ví dụ như Google, Bing – Mỹ, Naver – Hàn Quốc, Cốc Cốc – Việt Nam,…
- Ví dụ các loại tracking: GG task manager (quản lý các tracking code), Google Analytics (tracking thông tin khách đăng ký), SEO Meta in 1 Click (kiểm tra chuẩn SEO, heading…), Google Mobile Friendly: check xem website có thân thiện với máy tính bảng/điện thoại hay không
- Thời gian load của website sẽ tương ứng với mục đích sử dụng. Các website tập trung vào visual, effect có thể load chậm hơn nhưng nên duy trì trong khoảng thời gian 3-5s, dung lượng <= 200KB
- Trong trường hợp ảnh quá nặng nên nén ảnh dạng jpg.
5. Các hành trình trải nghiệm khách hàng tăng tỷ lệ chuyển đổi
Giai đoạn nhận biết
Từ khóa được ranking, mẫu quảng cáo và nội dung trên web cần xuyên suốt với nhau nếu không sẽ mất lượt truy cập từ khách, hướng tới từ khoá “mua hàng” và “thông tin”
- “Mua hàng”: các từ liên quan đến sản phẩm/ giá… “khách sạn Hạ Long”, “resort Đà Nẵng” là những từ khóa cần phải mua.
- “Thông tin”: là các từ liên quan, sát hơn với sản phẩm (“thời điểm đến Hạ Long”)
➔ Nếu rank nhầm từ sẽ không có khách Giai đoạn cân nhắc
Điều hướng để chuyển từ khóa thông tin thành mua hàng như thông qua:
- Pop – up
- Banner điều hướng
- Link điều hướng
- Similarweb: Công cụ xem traffic của web là bao nhiêu, thị trường chủ yếu, tỷ lệ khách quay lại,….
- Các lưu ý trong giai đoạn cân nhắc mua hàng
- KOL/Influencers để quảng bá nhưng cần phải cân nhắc về mức độ phù hợp.
- Có thể tăng độ tin cậy cho trang web nhờ vào review của khách hàng hoặc các giải thưởng trong ngành.
Giai đoạn cân nhắc
Điều hướng để chuyển từ khóa thông tin thành mua hàng như thông qua:
- Pop – up
- Banner điều hướng
- Link điều hướng
- Similarweb: Công cụ xem traffic của web là bao nhiêu, thị trường chủ yếu, tỷ lệ khách quay lại,….
Các lưu ý trong giai đoạn cân nhắc mua hàng
- KOL/Influencers để quảng bá nhưng cần phải cân nhắc về mức độ phù hợp.
- Có thể tăng độ tin cậy cho trang web nhờ vào review của khách hàng hoặc các giải thưởng trong ngành.
Giai đoạn mua hàng
Một số điểm cần lưu ý khi điều hướng mua hàng:
- CTA (các nút điều hướng mua hàng): nên đặt button CTA để tăng trải nghiệm người dùng. Một số các công cụ dùng để tracking: Clarity, FullStory,…
- Chương trình khuyến mãi
- Tạo FOMO (Đếm ngược, có nhiều người đã đăng ký …)
- Chat (Hubspot, Facebook, Tawk.to)
- Form điền thông tin (Kết hợp với các CRM)
- Trải nghiệm UX/UI: Nút CTA cần tiện để bấm
- Công cụ Clarity hay Fullstory: theo dõi hành động của người dùng web, hay bấm vào đâu. (Ví dụ khách Pháp hay đọc tin gì, hành vi như thế nào) Có những website nhờ công cụ này mới biết riêng thị trường Canada thì web mình bị chặn IP, có thị trường form hiện lên bị lỗi
Sự khác nhau giữa lữ hành và nghỉ dưỡng:
- Lữ hành (bán tour): khách hàng thường sẽ vào website điền form, chat, hotline, email
- Nghỉ dưỡng: khách hàng thường book resort qua Booking Engine và cần phải có Channel Manager để quản lý phòng hiệu quả.
⇒ Hiện nay, cả lữ hành và nghỉ dưỡng đều đang cố gắng đa dạng trong thanh toán nhằm mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn cho khách hàng.
Các channel managers phổ biến ngành nghỉ dưỡng
- Cloudbeds Channel Manager (myallocator)
- SiteMinder (The Channel Manager)
- Profitroom Channel Manager
- D-EDGE – Smart Channel Manager
- RateGain (RezGain Channel Manager)
- SmartHOTEL (Channel Manager)
- STAAH Channel Manager
- HotelRunner
- NightsBridge
- eZee Centrix
- Vertical Booking (Synchro Channel Manager)
- innRoad Channel Manager
- Prestige Hospitality Solutions
- Hotel Link Solutions (Channel Manager)
Các phương thức thanh toán lữ hành hiện nay:
- Tiền mặt
- Chuyển khoản (hiếm)
- Cổng thanh toán (Onepay, Paypal …)
- Cryptocurrency (Fiat: BUSD, USDT, USDC,… => Stable coin neo vào USD)
Hiện tại, cổng thanh toán OnePay được tin tưởng và dùng nhiều nhất tại Việt Nam.
6. Xu hướng Web3 và Blockchain so với Web2 truyền thống trong giai đoạn tới
Web 1.0 – Hiển thị thông tin | Web 2.0 – Chuyển giao thông tin | Web 3.0 – Chuyển giao giá trị |
Ra đời vào năm 1989, Web 1.0 đã tạo ra một nơi giúp người dùng có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên Web 1.0 lúc đó căn bản chỉ là những dòng text được gắn thêm các đường link dẫn đến các bài khác. | – Ngày càng có nhiều công cụ giúp cải thiện Web như Javascript, CSS,…
-Những công cụ này là tiền đề cho các nền tảng như Youtube, Facebook, Wikipedia,… phát triển -Những nội dung, thông tin được người dùng tạo ra nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của họ khi Facebook, Twitter,… có thể dễ dàng xóa bài viết hoặc khóa tài khoản của một cá nhân nào đó. |
-Phi tập trung: Thay vì bị kiểm soát bởi các tổ chức phi tập trung, quyền sở hữu được phân phối giữa người dùng và nhà phát triển.
-Permissionless: Ai cũng không bị ngăn cấm và có quyền tham gia vào web3. -Có hệ thống thanh toán chuyên biệt: Áp dụng hệ thống tiền mã hoá thay vì dựa vào hạ tầng lạc hậu của các tổ chức tài chính và ngân hàng -Trustless: Vận hành dựa mà không cần lòng tin giữa các bên. |
7. Ưu/Nhược điểm của Web 3.0
Ưu điểm
- Loại bỏ hoàn toàn bên trung gian: Web 3.0 có khả năng tạo ra một đạo lý phi tập trung, kết nối trực tiếp về cùng với nhau mà không cần qua một bên trung gian nào.
- Dữ liệu không thể bị sửa đổi hay thao túng: Những dữ liệu trên chuỗi khối blockchain thường không bị can thiệp bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Một khi bạn đã lưu vào chuỗi khối thì chúng sẽ tồn tại vĩnh viễn.
- Hoạt động 24/7: Dịch vụ triển khai trên web 3.0 luôn hoạt động liên tục 24/7. Bởi hệ thống được vận hành qua các nút mạng trên toàn thế giới thay vì tập chung vào một máy chủ nào đó.
Nhược điểm
- Tính mở rộng vẫn còn một khoảng cách lớn giữa Web 2.0 và Web 3.0 nếu xét về tốc độ xử lý, chi phí,…
- UX: Chưa thực sự thân thiện với người dùng: Công nghệ blockchain nhìn chung còn xa lạ với phần đông người dùng. Vì thế, web 3.0 cần có nhiều thời gian để người dùng làm quen và thay thế hoàn toàn web truyền thống dẫn đến rào cản để tiến tới mass-adoption.
- Tính tiếp cận: Các ứng dụng hầu hết được build độc lập chứ không được tích hợp với các ứng dụng phổ biến và quen thuộc của Web 2.0, làm giảm tính tiếp cận đến với người dùng.
- Chi phí: Chi phí để phát triển một dự án là rất đắt đỏ, những dapps thường gặp khó khăn trong việc đưa code lên blockchain vì phí gas của Ethereum hay chi phí phải bỏ ra trong việc audit cũng rất cao.
8. Cập nhật tình hình tại Việt Nam
Đa dạng phương thức thanh toán lữ hành
Tiền ảo, crypto, Blockchain. Các bên ở Việt Nam hiện cũng đang có các trường thực tế, đã thành lập hiệp hội Blockchain. Mùng 3/10 Facebook đã cho người dùng show NFT.
- Xu hướng Web3 và Blockchain đang trở nên phổ biến hơn.
- Web2 bị hạn chế tập trung, tất cả nằm trên host, server của người quản lý đó, vô hình chung tài khoản cá nhân bị lộ (password, thông tin cá nhân, bán ngầm thông tin cho quảng cáo…)
- Web3 phi tập trung: host nằm ở nhiều nơi, không phải ai cũng sửa/can thiệp được.
Chuyển tiền qua Meta Mask
Chuyển tiền ảo, có thể chuyển số tiền lớn nhanh, phí giao dịch thấp → xử lý được vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài, đặc biệt với du lịch, khi khách không thể mang số tiền lớn/vàng qua biên giới trong khi một vài đất nước không chấp nhận thanh toán bằng thẻ nước ngoài
- Tiki có đồng Astra
- Web3: ứng dụng dễ thấy nhất với ngành du lịch là đăng nhập tài khoản ví điện tử, chọn giao dịch, thanh toán xuyên quốc gia không mất phí hay thủ tục hành chính
- Ví dụ phương thức thanh toán: Travala (web Việt Nam), thay vì Credit card có thể thanh toán bằng tiền ảo.
Tổng kết sự kiện
Buổi Coffee Talk “Website & Phương pháp tối ưu chuyển đổi trong Du lịch nghỉ dưỡng” đã khép lại nhưng những thông tin, chia sẻ hữu ích và sự quan tâm, yêu mến của các khách mời dành cho Asia Lion sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ để chúng tôi tiếp tục có thể mang đến những chương trình bổ ích, thiết thực khác trong thời gian tới.
Hãy đón chờ các sự kiện tiếp theo, hứa hẹn bùng nổ và mang nhiều giá trị hơn nữa của Asia Lion!
Đừng quên tham gia nhóm Hospitality & Tourism Marketing Network để:
📌 Kết nối các anh chị em trong ngành (Agency vs Hotels vs Agents)
📌 Cập nhật các kiến thức về marketing & sales mới
📌 Trao đổi kinh nghiệm xây dựng thương hiệu, làm marketing, tăng trưởng doanh số,…
📌 Chia sẻ thông tin và số liệu thống kê về thị trường Du lịch
📌 Cung cấp các tài liệu chuyên sâu về ngành Du lịch – Lữ hành
📌 Tìm kiếm, chia sẻ thông tin tuyển dụng nhân sự
📌 Hỗ trợ nhau vượt qua những khó khăn, thách thức