Theo truyền thống, triển lãm thương mại đóng một vai trò quan trọng trong tiếp thị B2B theo khu vực địa lý. Trên thực tế, đây có lẽ là cách tốt nhất để tiếp cận trực tiếp và liên lạc với khách hàng tiềm năng của bạn.
Tuy nhiên, có nhiều tiềm năng vẫn chưa được các doanh nghiệp khai thác tại các hội chợ triển lãm. Chúng tôi đã thường xuyên đến các hội chợ thương mại và vẫn bắt gặp nhiều nhà triển lãm ít hoặc không liên lạc gì với khách hàng cả. Thường thì họ lại tập trung vào những thứ không nên, như là chăm chú vào điện thoại di động hay mải trò chuyện với đồng nghiệp, đó là một điều đáng tiếc thật sự.
Vì lý do đó, Asia Lion đã đưa ra một danh sách các mẹo để giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội mở rộng mạng lưới khách hàng tại các hội chợ triển lãm tiếp theo của mình!
Nội dung chính
1. Chuẩn bị kỹ lưỡng
Đây là khâu quan trọng để giúp doanh nghiệp chiến thắng một cách dễ dàng, tuy nhiên cũng là bước mà các doanh nghiệp thường thiếu sót. Bạn phải nhận thức được mục đích hiện diện của mình tại hội chợ triển lãm.
Doanh nghiệp của bạn muốn truyền tải thông điệp gì? Bạn hy vọng nhận được gì từ các cuộc nói chuyện với khách hàng? Ai là người mà bạn muốn bắt chuyện bằng bất cứ giá nào? Hãy suy nghĩ tới những câu hỏi này và chuẩn bị câu trả lời cho mình cũng như cả đội nhé!
2. Theo dõi quá trình diễn ra
Điều này sẽ giúp bạn thể hiện rõ ràng hơn thông điệp của mình tại hội chợ, nếu bạn biết trước cách mà mình sẽ theo dõi cả quá trình. Bạn sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách nào? Cần làm gì ở những bước tiếp theo trong một cuộc chơi công bằng? Ví dụ: Nếu bạn muốn gọi khách hàng tiềm năng của mình, bạn đã có thể có cố gắng để đặt một cuộc hẹn với họ trong lúc nói chuyện tại buổi triển lãm.
3. Lên kế hoạch cho các cuộc hẹn và mời mọi người đến gian hàng của bạn
Triển lãm thương mại là một cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ những người đến từ các quốc gia khác nhau. Nhiều khách hàng của chúng tôi đến từ các châu lục khác, điều này làm cho các cuộc gặp cá nhân trở nên khó khăn. Do đó, tại các hội chợ thương mại, chúng tôi thường sắp xếp các cuộc hẹn với liên hệ sẵn từ trước và mời mọi người đến tham quan gian hàng của chúng tôi.
Đọc thêm bài viết: Các hội nghị du lịch tốt nhất để tham dự vào năm 2020
4. Chủ động tìm kiếm các mối quan hệ
Không phải tất cả khách hàng tiềm năng hoặc đối tác đều sẵn sàng ghé thăm gian hàng của bạn. Hãy mở rộng khả năng của mình bằng cách chủ động ghé thăm các gian hàng khác và trò chuyện với họ. Hãy cởi mở và liên lạc lại với các doanh nghiệp mà bạn quan tâm, đây có thể là nơi diễn ra một quan hệ hợp tác tốt đẹp.
5. Lan tỏa thông tin
Một phần quan trọng trong bước chuẩn bị của bạn trước khi hội chợ diễn ra là lên kế hoạch tiếp thị cho doanh nghiệp của bạn . Hãy lan tỏa thông tin của mình! Hãy cho mọi người biết trước bạn sẽ có mặt ở đâu, khi nào và quan trọng hơn là tại sao họ nên đến ghé thăm gian hàng của bạn!
6. Sử dụng đội ngũ tuyệt vời của bạn
Hẳn là bạn không muốn khách hàng tiềm năng của mình sẽ rời khỏi gian hàng trong trạng thái tồi tệ chứ? Vậy thì hãy chắc chắn các nhân viên tốt nhất của bạn sẽ xuất hiện tại triển lãm. Một đội ngũ tuyệt vời nên bao gồm những người cởi mở, dễ bắt chuyện, có khả năng đồng cảm, thấu hiểu người khác và đặc biệt là hiểu rõ về các sản phẩm cũng như giải pháp của doanh nghiệp.
Đọc thêm bài viết: 3 Lý do doanh nghiệp cần thuê chuyên gia B2B
7. Sử dụng tài liệu tiếp thị
Gian hàng của bạn có thực sự nổi bật giữa đám đông? Hoặc có gì thú vị ở gian hàng của bạn khiến mọi người phải chú ý không? Đây là những điều giúp bạn kêu gọi khách hàng đến với gian hàng của mình.
Tuy nhiên, phương pháp này có thể kéo theo những chi phí phát sinh. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi ra quyết định. Đương nhiên, bạn cũng nên cung cấp đủ số lượng danh thiếp, thư mục, các tệp quảng cáo và tài liệu khác cần thiết.
8. Chăm sóc tốt khách hàng tiềm năng của bạn
Trong suốt các chuyến tham quan hội chợ triển lãm của mình, chúng tôi nhận ra hầu hết các gian hàng thường chất đầy khay đựng thẻ danh thiếp các doanh nghiệp hoặc các biểu mẫu tương tự. Điều này không chỉ khiến mọi thứ trông rất lộn xộn mà còn làm tăng nguy cơ mất đi khách hàng tiềm năng mà bạn đã nỗ lực để có được.
Hãy sắp xếp thông tin khách hàng một cách có thứ tự và cất giữ chúng cẩn thận ở nơi có khóa hay tài liệu kỹ thuật số.
9. Đánh giá
Một lý do phổ biến thường thấy ở các doanh nghiệp khi tham gia hội chợ là “năm nào chúng tôi cũng làm vậy”. Đây là một lý do không thuyết phục và thiếu cải tiến phải không?
Hãy đảm bảo rằng bạn luôn đánh giá giá trị mang lại của từng hội chợ thương mại và đưa ra quyết định phù hợp hợp dựa trên đánh giá đó cho lần tiếp theo. Bạn đã đạt được mục tiêu của mình tại hội chợ đó chưa? Những điều gì đã diễn ra tốt đẹp và những điều gì vẫn chưa tốt? Hãy thành thật với nhau và tiếp tục cải thiện trong những lần tới.
Nguồn: Geomares marketing