ROI luôn được xem là thước đo mức độ thành công của các dự án kinh doanh hay chiến dịch marketing. Vì vậy việc hiểu ROI là gì, cách tính và cải thiện chỉ số này rất quan trọng. Vì vậy, đã đến lúc bạn tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này cũng như bắt đầu theo dõi ROI ngay từ bây giờ.
Đầu tiên, để hiểu rõ hơn về thuật ngữ ROI, hãy cùng xem qua video ngắn dưới đây nhé.
Nguồn: Youtube – Online Marketing
Nội dung chính
1. ROI là gì?
ROI viết tắt từ cụm từ Return on Investment, nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư. Đây là một chỉ số rất hữu ích cho việc đo lường các mục tiêu kinh doanh hay bất cứ hạng mục nào cần đo lường kết quả.
Đây cũng là một thuật ngữ khá phổ biến trong Marketing để biết được mức độ thành công của các chiến dịch.
2. Cách tính ROI – lý thuyết và thực tế.
Như đã đề cập ở trên thì ROI được tính bằng công thức:
Thu nhập ròng (lợi nhuận – chi phí) / Tổng chi phí đầu tư.
Ví dụ bạn kiếm được 100,000 và số tiền bạn bỏ ra đầu tư là 10,000 thì ROI hay tỷ suất hoàn vốn của bạn là 90%.
Ngoài ra, trên thực tế có một cách để đo lường ROI trong những trường hợp đặc thù. Ví dụ như với marketing, ROI có thể tính bằng:
(Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng doanh số bán hàng hữu cơ – Chi phí marketing) / Chi phí marketing
Cách tính ROI (Nguồn ảnh: seobility)
3. Tầm quan trọng của ROI.
Vậy vì sao mọi người lại cần tính toán ROI? Việc tính ROI có thể giúp bạn thấy được chiến lược đầu tư của mình có thực sự hiệu quả. Vì vậy đây là một chỉ số hữu ích để đánh giá các quyết định kinh doanh hay chiến lược marketing trong quá khứ và đưa ra kế hoạch cho tương lai.
Cụ thể hơn, với những kế hoạch có tỷ suất ROI cao thì bạn nên tập trung nhiều thời gian và công sức hơn.
4. Ưu và nhược điểm khi sử dụng ROI.
Giống như các chỉ số khác thì ROI cũng có những ưu và nhược điểm của mình.
4.1. Ưu điểm.
Một số ưu điểm của ROI:
- ROI giúp bạn thấy được sự quan trọng của các công cụ, chiến dịch, kênh phân phối marketing từ đó có thể đưa ra quyết sách đầu tư phù hợp.
- ROI rất có ích trong đầu tư ngắn hạn và cần đưa ra những kế hoạch nhanh chóng.
- Chỉ số ROI giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn bao quát, dễ dàng so sánh và cách tính toán khá đơn giản.
4.2. Nhược điểm.
Một số nhược điểm của ROI:
- Ngược lại, ROI không quá phù hợp với các chiến lược dài hạn vì việc so sánh ROI chỉ mang tính tương đối.
- Việc so sánh ROI cũng không chỉ ra được nguyên nhân bên trong dẫn đến tỷ suất cao hay thấp.
- Đôi khi cần có các công cụ hay cách tính phụ trợ hay phù hợp với tình huống cụ thể (như đã đề cập ở trên cho ROI marketing) để có được kết quả chính xác hơn.
- Việc chỉ dựa vào ROI để đưa ra quyết định đầu tư đôi khi rất chủ quan và một chiều.
Vì vậy, không thể phủ nhận tầm quan trọng của ROI nhưng cần kết hợp với nhiều chỉ số và thông tin khác để đưa ra một quyết định đầu tư khôn ngoan.
5. Cải thiện ROI cho doanh nghiệp.
Sau khi đã hiểu rõ hơn về ROI thì câu hỏi được đặt ra là làm sao để cải thiện ROI cho doanh nghiệp. Nhưng sẽ không có một công thức hay câu trả lời tuyệt đối cho vấn đề này. Tuỳ vào loại đầu tư mà bạn muốn thì cách cải thiện ROI cũng có thể thay đổi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo một số chiến lược sau trước khi đầu tư để cải thiện tỷ suất hồi vốn của mình.
Tham khảo: Tầm quan trọng của Social Media Marketing Agency.
5.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh.
Sử dụng các công cụ có khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh hay những người làm cùng ngành là một cách rất tốt để hiểu được những gì người đi trước đã làm. Hiểu được cách mọi người đầu tư, những bài học kinh nghiệm, những điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phục sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và nguồn lực cho thử nghiệm.
Phân tích đối thủ cạnh tranh và thị trường để cải thiện ROI (Nguồn ảnh: Tino)
5.2. Tìm hiểu rõ thị trường mình muốn nhắm tới.
Đưa sản phẩm phù hợp đến đúng đối tượng mục tiêu tiềm năng giúp bạn tiết kiệm tiền đầu tư lãng phí và tất nhiên sẽ cải thiện ROI. Càng hiểu rõ về thị trường mục tiêu, thị trường ngách và đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm tới sẽ giúp bạn đưa ra các giải pháp, dịch vụ và sản phẩm được tối ưu hoá, cá nhân hoá phù hợp, thu hút tiêu thụ nhanh hơn. Hiểu thị trường cũng là cách để bạn có thể chinh phục thị trường nhanh nhất. Vì vậy, tìm hiểu thị trường là bước không thể thiếu trước khi bắt đầu một quyết định đầu tư nào.
5.3. Thử nghiệm để thành công hơn.
Với một người mới thì việc thử nghiệm và thất bại không hẳn là việc xấu. Thật ra, đó lại là điều rất tốt vì từ đó bạn có thể hiểu rõ hơn về các phép thử của mình. Không có cách nào đánh giá ý tưởng của bạn tốt hơn việc thử nghiệm thực tế. Chạy A/B Testing, thử nghiệm pilot luôn có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để hoàn thiện sản phẩm mà mình đang đầu tư.
ROI là một chỉ số giúp bạn phần nào đánh giá được những gì mình đạt được so với phần đã bỏ ra. Vì vậy, theo dõi ROI là một điều quan trọng. Đặc biệt là với các chiến dịch marketing. Nhưng một chiến lược đánh giá toàn diện cùng những thông tin bao quát hơn sẽ càng giúp cho kế hoạch đầu tư của bạn thành công vang dội hơn.
Tham khảo: KPI là gì – Quy tắc tạo nên KPI hiệu quả.