Mặc dù ngành du lịch Việt Nam là ngành đầy tiềm năng và triển vọng, nhưng sự bùng nổ của dịch COVID 19 đã có ảnh hưởng không nhỏ đến dự định của chính phủ và các doanh nghiệp.
Thực trạng du lịch Việt Nam theo diễn biến mới của dịch Covid-19
Vậy chúng ta phải làm như thế nào để vượt qua thời kỳ khó khăn này?
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
1. Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam.
a. Giới thiệu
Ngành du lịch được cho là một trong số những ngành mũi nhọn, dẫn dắt kinh tế Việt Nam trong tương lai. Việt Nam được biết đến là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh cùng nền ẩm thực phong phú và đa dạng văn hóa, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của bạn bè quốc tế.
Du lịch Việt Nam thời Covid
b. Di sản ngành du lịch Việt Nam
Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới được UNESCO công nhận có rất nhiều di sản có thể kể đến như 8 di sản được UNESCO công nhận, 40.000 di tích và danh lam thắng cảnh, với 3000 di tích được xếp hạng quốc gia và 5000 di tích đạt cấp tính.
Trên địa bàn toàn quốc còn có 117 bảo tàng lưu giữ các hiện vật và lịch sử hào hùng của dân tộc.
Không chỉ lớn mạnh ở các di sản, Việt Nam còn có tiềm năng phát triển du lịch biển, đồng bằng, miền núi và trung du.
Clip dưới nằm trong Chương trình quảng bá du lịch trên nền tảng số YouTube do Trung tâm Thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch triển khai với sự hỗ trợ, đồng hành của Tập đoàn Google và Vinpearl. Chương trình vừa được ra mắt vào ngày 7/1/2021 (Theo tổng cục du lịch Việt Nam)
Việt Nam: Đi Để Yêu! – Đất nước, con người
Có thể thấy, du lịch sinh thái được coi là một trong những loại hình du lịch chủ đạo của Việt Nam.
Đặc biệt, ở khu chợ nổi ở miền Tây du lịch cũng được rất nhiều du khách quan tâm với vô vàn các món ăn hấp dẫn và nhiều loại trái cây cùng cảnh quan thiên nhiên thanh bình và cánh đồng lúa bạt ngàn.
Nhà sáng tạo nội dung Fly Around Vietnam đã quay lại được những thước phim thu hút người xem đến với nhiều trải nghiệm thú vị.
Best Amazing Vietnam #16 – Chợ nổi Phong Điền | Nơi nhất định bạn phải đến một lần trong đời
Ngoài ra, văn hóa và ẩm thực cũng được coi là tiềm năng du lịch lớn cho Việt Nam, với 54 dân tộc anh em ở nhiều vùng miền và đa dạng nền văn hóa, phong tục tập quán, lối sống.
Rất nhiều đầu bếp nổi tiếng trên thế giới đã dành rất nhiều lời khen có cánh cho nền ẩm thực Việt Nam và so sánh chúng không thua kém gì những món ăn hạng sang ở nước bạn. Vì vậy Việt Nam đã đạt top 15 quốc gia có nền ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất thế giới.
c. Một số giải thưởng và số liệu thống kê cho ngành du lịch Việt
2019 là một năm khởi đầu đầy hy vọng và tiềm năng cho Việt Nam khi chúng ta đã đạt được nhiều giải thưởng về du lịch như “Điểm đến hàng đầu Châu Á”, “Điểm đến văn hóa hàng đầu Châu Á”, “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019”, ….
Việt Nam còn là một trong số ít quốc gia được UNESCO công nhận nhiều di sản và danh lam thắng cảnh thu hút khách quốc tế đến du lịch.
Tính đến nay, Việt Nam đã được rất nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm, góp phần thay đổi chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch cùng với đó là sự ủng hộ và giúp đỡ của chính phủ trong việc phát triển ngành “mũi nhọn” này.
Không những thế, theo Tổng cục Du lịch, trong khu vực ASEAN, Việt Nam đã vượt Indonesia, vươn lên đạt top 4 lượng khách quốc tế tham quan.
Tạp chí tài chính còn đưa ra số liệu vô cùng khả quan về tổng lượng khách quốc tế đến việt nam trong 9 tháng đầu năm 2019 tăng 10.8% so với cùng kỳ năm 2018.
Giải thưởng du lịch Việt Nam
2. Ngành du lịch Việt Nam trong mùa dịch COVID 19
a. Những vấn đề nan giải
Mặc dù tồn tại rất nhiều cơ hội, nhưng song song với đó cũng là những thách thức cần được giải quyết.
Đầu tiên, có thể kể đến như sự thiếu ý thức của một vài khách du lịch khi tham quan tại các danh lam thắng cảnh khiến cho môi trường bị ô nhiễm hay tình trạng chen lấn,…. Nhiều khu vực còn chưa được khai thác hết tiềm năng nên cơ sở vật chất lẫn dịch vụ vẫn còn chưa hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhà nước cần có sự cơ cấu lại khách hàng tiềm năng cho ngành du lịch khi chúng ta đã phụ thuộc khá nhiều vào Đông – Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), cần có sự đầu tư hơn về thị trường khách du lịch Châu Âu, Châu Mỹ,….
Theo các chuyên gia và cơ quan quản lý, Việt Nam cần tập trung nhiều hơn về du lịch nội địa khi doanh thu từ khách trong nước chỉ chiếm 45% dù lượng khách có đến hơn 82.5%.
Tham khảo: Du lịch Việt Nam và vấn đề trong việc định vị thương hiệu.
b. Ảnh hưởng
Dịch bệnh COVID 19 bùng phát đã có tác động không nhỏ đến với ngành du lịch Việt và nền kinh tế nước nhà vì chính phủ đã phải áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Theo tổng cục du lịch, Tổ chức du lịch thế giới đã đánh giá thiệt hại năm 2020 khiến cho lượng khách du lịch quốc tế quay ngược lại cách đây 30 năm. Khoảng 70 – 75% lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đã giảm, tương đương với xấp xỉ 1 tỷ lượt người hay 1,1 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Từ cuối tháng 3, thị trường du lịch cả trong nước và quốc tế đã đóng băng vì cách ly xã hội toàn nước; khách sạn đóng cửa, sân bay cùng tất cả các dịch vụ khác ngừng hoạt động, làm thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế.
Có thể dễ dàng nhận thấy, dịch Covid 19 diễn ra vào thời điểm khách du lịch có nhu cầu đi nhiều khiến cho họ cũng khó có thể hoàn thành mục tiêu của mình. Vì vậy, đối với ngành du lịch Việt Nam, mục tiêu đạt hơn 20 triệu lượt khách quốc tế đã bị lùi vô thời hạn.
Số liệu thống kê khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 9 tháng năm 2020
b. Ngành du lịch Việt Nam trong mùa dịch COVID 19
Ảnh hưởng
Dịch bệnh COVID 19 bùng phát đã có tác động không nhỏ đến với ngành du lịch Việt và nền kinh tế nước nhà vì chính phủ đã phải áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Theo tổng cục du lịch, Tổ chức du lịch thế giới đã đánh giá thiệt hại năm 2020 khiến cho lượng khách du lịch quốc tế quay ngược lại cách đây 30 năm. Khoảng 70 – 75% lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đã giảm, tương đương với xấp xỉ 1 tỷ lượt người hay 1,1 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Từ cuối tháng 3, thị trường du lịch cả trong nước và quốc tế đã đóng băng vì cách ly xã hội toàn nước; khách sạn đóng cửa, sân bay cùng tất cả các dịch vụ khác ngừng hoạt động, làm thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế.
Có thể dễ dàng nhận thấy, dịch Covid 19 diễn ra vào thời điểm khách du lịch có nhu cầu đi nhiều khiến cho họ cũng khó có thể hoàn thành mục tiêu của mình. Vì vậy, đối với ngành du lịch Việt Nam, mục tiêu đạt hơn 20 triệu lượt khách quốc tế đã bị lùi vô thời hạn.
Những tín hiệu tích cực
Tuy nhiên, so với các quốc gia lớn đang bùng phát dịch như Mỹ, Úc, Pháp, … thì chính phủ Việt Nam đã có nhiều cách để kiểm soát thành công dịch bệnh sớm nhất, điều này là vô cùng có lợi cho ngành du lịch.
Theo đó, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã thúc đẩy chiến dịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” để kích cầu du lịch nội địa. Nhiều doanh nghiệp và địa phương đã hưởng ứng và nhanh nhạy đưa ra những sản phẩm cùng dịch vụ hấp dẫn đem đến cho khách hàng nội địa. Các hãng hàng không tăng số lượng các chuyến bay để đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước, các đường bay trong tháng 7 cao hơn 27% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo tạp chí tài chính, mặc dù vẫn còn tâm lý e ngại nhưng đã có nhiều tín hiệu tích cực trong số liệu thống kê khi nhu cầu nghỉ dưỡng tại một số khu vực đạt khoảng 60 – 68%.
Nhìn chung, lượng khách du lịch tuy giảm sâu so với năm 2019 nhưng đó cũng là bước đầu khởi sắc trong bối cảnh dịch Covid 19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
Ngành du lịch Việt Nam bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19
3. Tiềm năng phát triển của du lịch Việt
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn trong giai đoạn dịch diễn biến phức tạp, nhưng vẫn có rất nhiều tiềm năng giúp cho du lịch Việt vươn lên mạnh mẽ.
Đầu tiên, trước sự thay đổi của dịch bệnh, khách du lịch sẽ có xu hướng ưu tiên sức khỏe. Các chuyến đi sẽ có thiên hướng liên quan đến di sản văn hóa, gần gũi với thiên nhiên tránh những địa điểm tụ tập đông đúc. Có thể nói, đây chính là điểm mạnh và đặc trưng của rất nhiều vùng du lịch tại Việt Nam như Tây Bắc, Ninh Bình, …
Hai là, trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh, chính phủ đang có những chính sách hiệu quả trong việc thúc đẩy du lịch nội địa và hỗ trợ các doanh nghiệp. Nhà nước vô cùng ủng hộ cho chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”, lấy du lịch nội địa làm nền tảng duy trì hoạt động của ngành và liên kết giữa các địa phương – doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác.
Nếu như các công ty có thể tận dụng được lợi thế này thì sẽ là bước đà vô cùng lớn cho du lịch trong nước phát triển.
Thúc đẩy du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19
Tiếp đến, thị trường quốc tế vẫn cần được đẩy mạnh các hoạt động như e-marketing, mạng xã hội và một số nền tảng trực tuyến (Facebook, Instagram, Youtube, Tik tok,…), triển khai các phương án phục hồi mới và chuẩn bị sẵn sàng cho sự trở lại của ngành du lịch quốc tế khi có cơ hội.
Cuối cùng là, rất nhiều công ty và tổ chức đã tăng cường quảng bá, phát triển các những sản phẩm, dịch vụ mới mẻ và hấp dẫn thu hút cả những khách du lịch quốc tế bằng nhiều phương pháp có thể kể đến như dự án Journey on Air – nơi chia sẻ những kiến thức về văn hóa và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Đặc biệt, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ số để kết nối, hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách hàng qua đó giúp ngành du lịch phát triển bền vững hơn, trở thành nền tảng và nguồn lực phát triển đất nước.
Tài liệu tham khảo:
Tapchitaichinh.vn
nhandan.com.vn
baotintuc.vn
chefjob.vn