Marketing quốc tế đặc biệt là B2B Marketing đang là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm để đưa sản phẩm, dịch vụ đến với các khách hàng tiềm năng trên thế giới. Để triển khai thuần thục và hiệu quả quá trình Marketing B2B và B2C trên thị trường quốc tế, ngoài việc hiểu sâu bản chất của hoạt động thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những yếu tố khác biệt phía dưới đây.
Nội dung chính
1. Tổng quan thị trường Marketing quốc tế
Marketing quốc tế là hoạt động marketing xuyên biên giới nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ tới các khách hàng ở ngoài lãnh thổ quốc gia và thỏa mãn nhu cầu của họ. Thông qua quá trình trao đổi, Marketing quốc tế đang được rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn quan tâm và phát triển trong thời đại công nghệ hiện đại ngày nay.
Khác với truyền thông thương mại nói chung, hàng hóa và dịch vụ trong Marketing quốc tế (cả B2C và B2B marketing) được vươn ra khỏi phạm vi biên giới của quốc gia. Chính vì thế, truyền thông thương mại quốc tế có nhiều ảnh hưởng không nhỏ, trực tiếp đến doanh nghiệp và lan rộng ra cả phía đối tác nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ.
Marketing quốc tế hiện nay được chia thành 3 dạng chính:
- Xuất khẩu (Export): Chính là những hoạt động thương mại với mục đích đẩy hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Trong nước (Nước sở tại – Foreign): Bao gồm những hoạt động thương mại bên trong các quốc gia mà một doanh nghiệp đã thâm nhập.
- Đa quốc gia (Multinational): Đây là hoạt động thương mại nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ cùng những tương tác trong hoạt động Marketing ở nhiều môi trường, quốc gia khác nhau.
Khi xã hội phát triển và ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải mở rộng thị trường ra phía quốc tế để có hướng đi đa dạng hơn.
Dưới đây là một số lý do cần triển khai marketing quốc tế:
- Việc triển khai marketing quốc tế (cả B2C và B2B Marketing) giúp doanh nghiệp nghiên cứu và hiểu được đặc điểm của thị trường mục tiêu, từ đó xác định mức độ phù hợp của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường đó để có những bước đi phù hợp.
- Hoạt động marketing quốc tế giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tăng độ nhận diện và thu hút khách hàng.
- Marketing quốc tế tạo tiền đề cho doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
Nhiệm vụ của Marketing quốc tế:
- Nghiên cứu các yếu tố môi trường kinh doanh nước ngoài như môi trường vi mô, vĩ mô. Từ đó, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty khi mở rộng sang thị trường này.
- Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu
- Phân tích đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu. Việc này rất quan trọng đối với cả marketing B2B và B2C để hiểu rõ chân dung khách hàng và hành trình mua hàng của họ.
- Tìm kiếm, lựa chọn hình thức xâm nhập vào thị trường mục tiêu
- Đưa ra các chiến lược giá, sản phẩm, phân phối, xúc tiến cho phù hợp với thị trường quốc tế của công ty
- Đề ra ngân sách cho hoạt động marketing quốc tế
- Đưa ra những phương pháp phát triển sản phẩm, giải quyết vấn đề cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường quốc tế.
Vì vậy, những doanh nghiệp có mục tiêu kinh doanh trong môi trường toàn cầu, đặc biệt các doanh nghiệp thực hiện B2B marketing với các thông tin mang tính trực diện hơn, phải nắm được sự khác biệt, từ đó xây dựng được chiến lược Marketing riêng. Asia Lion cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược marketing du lịch giúp các doanh nghệp lữ hành, khách sạn, resort, du thuyền thành công với chiến lược marketing quốc tế bài bản.
Đọc thêm bài viết sau: 15 cổng thông tin thương mại B2B bạn cần biết
2. Top 3 khác biệt khi triển khai thị trường Marketing quốc tế
Vậy, đâu là top 3 khác biệt khi triển khai thị trường truyền thông thương mại toàn cầu? Câu trả lời chính là doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến các yếu tố gồm: kênh Digital, kênh truyền thống và cuối cùng là ngôn ngữ cho thị trường mục tiêu. Các yếu tố này vô cùng quan trọng trong thời đại công nghệ số hiện nay, đặc biệt đối với marketing B2B khi tiếp cận những khách hàng doanh nghiệp với giá trị giao dịch cao.
2.1. Kênh Digital Marketing
Với nhóm kênh Digital, có thể ở Việt Nam và trên thế giới, Facebook và Google là 2 kênh phát triển nhất đối với cả B2C và B2B marketing. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia lại có kênh riêng dành cho khu vực của họ.
Ví dụ, ở thị trường Nga, Yandex là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất. Quốc gia này và các nước trong Liên bang Nga cũ không dùng Facebook, nhưng lại rất ưa chuộng sử dụng Instagram và VK (Vkontakte) – Mạng xã hội cho những nước nói tiếng Nga.
Các kênh đối trọng với Facebook và Google trên thế giới tại Nga:
- Vkontakte
- Yandex
Ở thị trường Trung Quốc, các kênh này thông thường hầu hết bị chặn và được sử dụng bởi các kênh bản địa như Weibo, Baidu, Wechat. Tại Mỹ, nhu cầu triển khai Marketing trên kênh Twitter rất lớn. Tại Hàn Quốc và Nhật thì có Line, Naver, Kakao Talk.
Ở Việt Nam nói riêng, công cụ Chat phổ biến nhất không phải Whatsapp, Viber hay Telegram, mà chính là Zalo. Facebook vẫn là mạng xã hội lớn và thịnh hành nhất, dù gần đây có Tiktok đang phát triển nhanh. Kênh tìm kiếm lớn vẫn là Google, theo sau là Cốc Cốc.
Các nhóm kênh này cách vận hành này hầu hết là giống nhau. Tuy nhiên các kênh đều được tối ưu thuật toán riêng cho hành vi, văn hóa và đặc điểm của thị trường.
Để có cái nhìn tổng quan và thấy rằng có nhiều con đường để tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới, các bạn có thể tham khảo một số thống kê về lượng người dùng các mạng xã hội.
Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển của marketing hiện đại, nhiều hình thức marketing được các doanh nghiệp sử dụng, đặc biệt là thuê người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm trên các kênh digital của họ để tạo niềm tin và thu hút khách về công ty.
2.2. Kênh Marketing truyền thống
Với nhóm kênh truyền thống mà Asia Lion từng triển khai, các kênh hội chợ, PR, Webinar, các hoạt động trong hiệp hội, tổ chức thương mại, hay việc lấy giải thưởng hoặc chứng chỉ đều là hoạt động chủ yếu của Marketing quốc tế.
Vì khoảng cách lớn về địa lý, các doanh nghiệp trong nước thực hiện marketing B2B và B2C quốc tế chủ yếu 70% tiếp cận qua kênh online nếu có năng lực Digital tốt, 30% sẽ dành nguồn lực cho kênh Offline cho hoạt động truyền thông.
Thông thường, người làm truyền thông sẽ phối hợp với vị trí Sale Representative (dễ hiểu như Sale đại diện) tại quốc gia mục tiêu để tăng hiệu quả trong việc khai thác thị trường.
2.3. Ngôn ngữ cho thị trường mục tiêu
Trong khi triển khai các chiến dịch marketing quốc tế, mở rộng ngôn ngữ tiếp cận chính là mở rộng thị trường mới. Dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính và phổ biến nhất, doanh nghiệp vẫn nên nghiên cứu ngôn ngữ chính được sử dụng bởi đa số khách hàng ở mỗi thị trường.
Nghiên cứu cho thấy hơn 70% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ hơn khi sản phẩm được bán bằng ngôn ngữ của họ. Theo Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người sử dụng, tiếng anh chỉ có 1,286 tỉ người nói trên hơn 7 tỉ người. Như vậy, phạm vi của tiếng anh không quá lớn như chúng ta tưởng tượng (Thống kê danh sách ngôn ngữ có thể tìm thấy trên trang Wikipedia).
Để lấy ví dụ dễ hình dung, dù người Pháp có thể sử dụng tiếng Anh, nhưng lại ít có khả năng xin việc nếu không biết tiếng Pháp. Yếu tố ngôn ngữ Local rất mạnh là chuyện rất bình thường. Để dễ hình dung thì như ở Việt Nam, không phải công ty nào cũng có khả năng tuyển người chỉ biết nói tiếng Anh, rất hạn chế với số đông người Việt. Bằng cách nghiên cứu sâu bằng cả phương pháp sơ cấp và thứ cấp, doanh nghiệp xuất khẩu có thể tìm ra những điều thú vị về ngôn ngữ được sử dụng tại từng quốc gia.
Ví dụ, ở Mỹ Latinh, tiếng Tây Ban Nha được sử dụng rộng rãi, nhưng một số nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính ở Brazil, trong khi tiếng Pháp, tiếng Hà Lan và các ngôn ngữ bản địa cũng được sử dụng ở các nước Mỹ Latinh khác.
Kỹ năng ngôn ngữ cũng có sự khác nhau giữa các khách hàng ở độ tuổi khác nhau. Ví dụ, ở châu Âu, thế hệ trẻ có xu hướng nói tiếng Anh nhiều hơn những người lớn tuổi. Bởi vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu vấn đề này để thành công mang sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng.
Trên đây là một phần nhỏ của chủ đề này. Hãy truy cập Website của Asia Lion để tìm hiểu thêm về những bí quyết thành công trên con đường triển khai thị trường Marketing quốc tế nhé!
Tham khảo khóa học Thực hành triển khai Digital Marketing Du lịch của Asia Lion để hiểu rõ hơn về marketing nói chung và marketing quốc tế nói riêng.
Nguồn: Bach Nguyen – CEO of Asia Lion
Tham khảo một số bài viết liên quan:
Tại sao doanh nghiệp nên tận dụng E-Exporting – Xuất khẩu điện tử
1 comment