Ngành Du lịch đang dần phục hồi trở lại sau đại dịch Covid – 19, tuy nhiên mức độ tăng trưởng vẫn chưa thực sự lớn ở các khu vực khác nhau. Vậy các doanh nghiệp Lữ hành – Nghỉ dưỡng cần nắm bắt được những thông tin gì và hành động ra sao trong thời gian này để bắt kịp xu hướng Du lịch mới và đón đầu làn sóng phục hồi 2023? Coffee Talk & Networking Event là sự kiện thường kỳ được Asia Lion tổ chức đã quay trở lại vào tháng 10 vừa qua. Với chủ đề Marketing Lữ hành – Nghỉ dưỡng giai đoạn cuối 2022, sự kiện lần này đã diễn ra thành công tốt đẹp và mang lại cho khách tham dự rất nhiều giá trị về mọi mặt.
I. Giới thiệu tổng quan sự kiện
Coffee Talk & Networking Event Tháng 10 được tổ chức vào 8h30p ngày 9/10/2022 tại 14′ ROOFTOP BAR nằm trên tầng 14 của khách sạn Flower Garden Hotel, số 46 Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình, Hà Nội. Sự kiện đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các anh chị em trong ngành Du lịch đến từ nhiều mảng khác nhau như tour, nghỉ dưỡng, shopping,… Bên cạnh kiến thức Marketing từ Asia Lion, những chia sẻ quý báu của các anh/chị đi trước trong ngành cũng là điều quan trọng tạo nên giá trị cho sự kiện.
II. Nội dung chính của sự kiện
Sự kiện diễn ra với 4 phần chính:
- Đánh giá và nhận định thị trường du lịch trong thời gian vừa qua
- Các bước tái khởi động & phát triển cuối 2022 – đầu năm 2023
- Một số xu hướng Du lịch mới
- Hỏi đáp và chia sẻ kinh nghiệm giữa các khách mời
1. Bối cảnh thị trường Du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Nhìn chung ngành Du lịch Thế giới vẫn có những tiến triển mới mặc cho những bất ổn không chỉ về kinh tế mà còn về cả chính trị:
- Theo số liệu từ UNWTO, khách quốc tế toàn cầu đạt 57% so với mức trước đại dịch trong 7 tháng đầu năm 2022.
- Châu Âu và Trung Đông có mức hồi phục tốt nhất trong 7 tháng năm 2022, đạt lần lượt 74% và 76% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, Châu Mỹ đạt 65%, châu Phi đạt 60%.
- Châu Á – Thái Bình Dương là nơi phục hồi chậm chạp nhất, chỉ đạt 14% do hầu hết các thị trường chính trong khu vực chưa mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế.
Tại Việt Nam, các thị trường nguồn đang dần phục hồi nhưng không đồng đều. Thị trường du lịch nội địa có xu hướng giảm dần so với đầu năm do những bất ổn kinh tế.
- Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, tổng số khách du lịch nội địa 9 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 86,8 triệu lượt, cao hơn con số cả năm 2019 là 85 triệu lượt.
- Tổng thu từ khách du lịch đạt đạt 394,2 nghìn tỷ đồng, đạt 78% so với cùng kỳ năm 2019.
Thị trường Outbound và Inbound được hi vọng sẽ còn tăng trưởng tốt đến cuối năm.
- Ở thị trường Outbound, lượng khách vẫn chưa thể bằng thời điểm năm 2019, chỉ đạt khoảng 60-70%, chi phí tour tăng 20% đến 25%.
- Thị trường Inbound có nhiều khởi sắc hơn với thị phần các nước lần lượt là Hàn Quốc (26%), Mỹ (~9%). Bên cạnh đó, các thị trường như Trung Quốc, Nga, Đài Loan gần như đóng băng, giảm lần lượt 98%, 92% và 82%.
2. Các bước tái khởi động ngành Du lịch
Đối với thị trường Nội địa và Outbound, xu hướng đang tập trung nhiều vào trải nghiệm và chia sẻ cá nhân thông qua Influencers, KOLs,… dưới dạng review hoặc affiliate nhưng lại chưa có tỷ lệ chuyển đổi cao. Đối với thị trường Inbound, Google vẫn là công cụ hiệu quả đối với kênh B2C, trong khi Linkedin được B2B tập trung nhiều hơn.
Về phía các đơn vị nghỉ dưỡng, một content chuẩn SEO và đa ngôn ngữ sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp thu hút khách hàng, gia tăng doanh số trong thời gian tới. Đây là giai đoạn các doanh nghiệp cần xây dựng và chuẩn bị thật chỉn chu sản phẩm, tư liệu, tài liệu và các nền tảng Owned Media để bùng nổ trong năm 2023. Một số hoạt động đầu tư có thể kể đến như:
- Tư liệu bán hàng (Website, Brand Identity, Marketing Materials …)
- Kênh truyền thông (SEO, Email Marketing, Social Media …)
- Tuyển dụng nhân sự & Đào tạo
- Xây dựng quy trình triển khai
3. Một số xu hướng Du lịch mới trong giai đoạn 2023
Hiện nay, các trải nghiệm qua video, đặc biệt là trên mobile đang trở thành ưu tiên và ngày càng được chú trọng với các trang mạng xã hội:
- Metaverse, AR, VR 360: Ví dụ Metaverse phát triển,mở ra không gian trực tuyến tương tác của người dùng đa chiều hơn so với các công nghệ hiện tại. Thay vì chỉ xem nội dung kỹ thuật số, người dùng trong Metaverse sẽ có thể đắm mình trong không gian của thế giới kỹ thuật số ảo.
- Trải nghiệm qua Video: Các video ngắn, reels chỉ từ 15 – 30s hiện đang trở thành xu hướng trên các nền tảng như TikTok, YouTube,… và đặc biệt phổ biến trên người sử dụng mobile.
Bên cạnh đó, xu hướng tăng trải nghiệm người dùng, đem đến nhiều tiện ích nhanh chóng cũng đang được phát triển nhanh chóng:
- Các ứng chat khác (Telegram, Discord …) được tin tưởng vì độ bảo mật cao
- Phát triển UGC (User-generated content) qua micro, nano influencers … và khách hàng trải nghiệm trực tiếp. Đây sẽ là cơ hội để các công ty lữ hành có một nguồn dữ liệu dồi dào, tiết kiệm chi phí marketing.
- Thanh toán qua Blockchain đang và sẽ trở thành một xu hướng mới, đề cao sự lợi ích, sự tiện lợi của khách hàng khi cho phép họ thanh toán, du lịch mà không cần phải cầm theo tiền mặt.
- Hợp tác, Partnership, Cross Marketing: sự bắt tay chéo của các doanh nghiệp sẽ mang đến nhiều ưu đãi hơn cho khách hàng. Ưu tiên hiệu quả doanh thu ngay thay vì đầu tư tiêu hao nhiều chi phí, lâu dài tăng tỉ lệ rủi ro với doanh nghiệp du lịch.
4. Thảo luận và Q&A
Đến với Q&A, các khách mời đã có cơ hội nêu ra những thắc mắc của mình về những vấn đề nóng bỏng liên quan đến cách xây dựng website, những dự đoán theo quan điểm cá nhân về ngành Du lịch.
Câu hỏi 1
Nên xây dựng một website đa ngôn ngữ hay tách ra nhiều website với nhiều ngôn ngữ khác nhau? Tại sao?
Quan điểm 1: Nên xây dựng một website đa ngôn ngữ vì những lý do sau đây:
- Tăng hiệu quả về SEO, GDN, Google Ads
- Tạo nhiều website với nhiều ngôn ngữ khác nhau sẽ phát sinh ra nhiều loại chi phí duy trì, làm giảm hiệu quả
- Nhiều website có thể khiến cho khách hàng nghi ngờ độ tin cậy của web
Quan điểm 2: Đồng ý và bổ sung cho quan điểm 1:
- Thể hiện sự uy tín của trang web, sử dụng subfolder thay vì subdomain hay domain riêng
- Có thể cài đặt IP để giải quyết vấn đề xung đột ngôn ngữ, tuy nhiên cần test cẩn thận, tránh chặn nhầm
Tổng kết: Đồng thuận với 2 quan điểm trên:
- Trong trường hợp làm nhiều website:
- Chi phí duy trì và Marketing cho website tăng cao do có nhiều trang khác nhau
- Tên miền ở mỗi quốc gia có một quy định khác nhau, dễ dàng mắc phải những rủi ro về mặt pháp lý
- Làm giảm khả năng cộng hưởng giữa các tên miền trên Google, tăng hiệu quả về SEO
- Về vấn đề sử dụng cài đặt IP để giải quyết xung đột ngôn ngữ là hoàn toàn có thể nhưng có một số quốc gia có quy định khắt khe về mặt ngôn ngữ, dẫn đến những sai sót trong lỗi kỹ thuật nên cần phải phân luồng cẩn thận
Câu hỏi 2
Chia sẻ của một khách mời về một số những dự đoán về thị trường sắp tới
- Thị trường Tây Ban Nha và Nam Mỹ không bị ảnh hưởng nhiều bởi tỷ giá, chiến tranh, lạm phát,… như các thị trường khác. Vì vậy, công ty vẫn đông khách khi quay trở lại thị trường, thậm chí là khá bận và phải tuyển thêm nhân sự.
- Đối với các khách sạn – resort, những tháng cuối năm 2022 sẽ không có nhiều thay đổi. Thị trường nội địa vẫn có cơ hội phát triển, tuy nhiên thị trường inbound sẽ không có nhiều thay đổi vì những khách hàng đã quyết định đi du lịch thì ở thời điểm hiện tại, họ cũng đã tìm hiểu thông tin và đặt tour rồi. Vì vậy, bước tiếp theo các doanh nghiệp nên tập trung vào kế hoạch năm 2023.
- Giá vé máy bay hiện tại đã tăng từ 100% – 200% do giá xăng dầu tăng dẫn đến:
- Khả năng khách đặt tour, đặt phòng last minute (những đơn đặt phòng, kỳ nghỉ được đặt vào khoảng thời gian sát nút với thời gian khởi hành) tăng đột biến là rất ít.
- Trừ những thị trường gần như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,… có khả năng tăng trường từ 10% – 15%
- Các khách sạn – resort đang có nhiều lợi thế để phát triển:
- Vào mùa hè, thị trường du lịch nội địa phát triển mạnh mẽ.
- Vào mùa đông, thị trường du lịch inbound dẫn đầu thị trường với nguồn khách du lịch lớn.
- Khách hàng ưu tiên chất lượng nhiều hơn giá cả.
➔ Các khách sạn nên chủ động giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng thông qua các social media, event, tham gia vào các nhóm hỗ trợ du lịch, tạo networking, xây dựng sự tin tưởng để phát triển.
- Theo khách mời chia sẻ thêm, mass marketing online là một trong những xu hướng của tương lai, tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên bỏ qua sự khác biệt của tất cả các phân đoạn, phân khúc của thị trường. Ví dụ như: doanh nghiệp tập trung nhóm khách hàng đến từ Hàn Quốc, thì nên hiểu rõ thị hiếu của khách Hàn (địa điểm du lịch yêu thích là ở đâu? Khách sạn muốn ở là nơi đông đúc hay yên tĩnh,…). Lý do không nên tập trung vào mass marketing là:
- Nhu cầu search đối tượng cụ thể vẫn còn rất ít
- Rải rác tại các thị trường khác nhau tùy vào nhu cầu vào khách hàng
➔ Để kế hoạch có cái nhìn tổng thể về khách hàng và thị trường, các công ty du lịch nên tìm hiểu kĩ càng hoặc nên xin tư vấn tại các agency marketing Du lịch, không nên tự mày mò, vừa tốn thời gian và chi phí.
Câu hỏi 3
Chia sẻ của một khách mời về thị trường Du lịch, Lữ hành & Nghỉ dưỡng
Nhìn chung, doanh thu của ngành du lịch trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm hơn 20% so với 2019, nhưng doanh thu của ngành hàng không tăng trưởng hơn 15% dẫn đến chi phí đi lại sẽ còn tăng trong năm 2023 do ảnh hưởng giá xăng dầu tăng.
Về vé nói chung, có 2 giai đoạn ôm giữa sản phẩm vé:
- Cao điểm mùa hè:
- Chỉ có 1 vài đơn vị lớn ôm các chặng lớn
- Thời gian bán ngắn: 45 ngày
- Giá bán lẻ cạnh tranh với giá series
- Giai đoạn cuối năm:
- Thị trường vé tập trung bán các sản phẩm series
- Nội địa tập trung vào bán lẻ
➔ Đối với năm 2022, nên tập trung bán trực tiếp và các hoạt động tạo ra return, không nên đầu tư dàn trải.
Theo như khách mời chia sẻ thêm, TikTok không phải là một kênh đầu tư hiệu quả do hành trình chốt đơn dài, không phù hợp với các ngành hàng dịch vụ, tốn nhiều chi phí.
Tổng kết:
- Nên ưu tiên lợi nhuận để duy trì đồng thời lưu ý các làn sóng 2020 – 2030 ví dụ như Metaverse,… về dài hạn
- Các video ngắn 15 – 30s mặc dù tỷ lệ chuyển đổi không cao, ví dụ như reels thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng sự tin tưởng nhưng chi phí nhỏ
- Xu hướng doanh nghiệp tiếp cận khách hàng đang ngày càng đa dạng như chat (Telegram) bởi các tính năng về bảo mật, không giới hạn số lượng, mã hoá, discord,…
- Xu hướng áp dụng công nghệ vào thanh toán như Blockchain,… có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.
Câu hỏi 4
Trong tương lai, làm thế nào để khách inbound vẫn book qua TA thay vì OTA? Dự đoán tỷ lệ khách book qua TA và OTA?
Từ góc nhìn thị trường nội địa:
- Đối với thị trường gần, khách hàng sẽ ưu tiên OTA do sự thuận lợi, tiện dụng khi đặt vé nhưng. Tuy nhiên % chiết khấu cho OTA cao dẫn đến một số rủi ro nhất định cho khách sạn, khách hàng.
- Các khách sạn có thể đưa ra các khuyến mãi như voucher, discount tạo nền tảng, networking, danh tiếng.
- Các khách sạn có thể hợp tác với các agency marketing để kích cầu, tăng độ nhận diện.
Từ góc nhìn Inbound:
- Khách quốc tế có xu hướng tăng lên, dẫn đến cả OTA và TA đều được lợi.
- Dịch vụ của agent sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều do networking có sẵn.
Kết luận:
- Nhìn chung, TA vẫn có nhiều thuận lợi hơn OTA do các vấn đề linh hoạt khi xử lý sự cố (khách đặt nhầm vé, nhầm phòng, tư vấn,…..)
- Không phải ai cũng có thể dùng OTA
- Nếu nhu cầu của con người ngày càng phát triển, cơ hội của TA là rất lớn
III. Tổng kết sự kiện
Sự kiện mở đầu tháng 10 với chủ đề Marketing Lữ hành – Nghỉ dưỡng giai đoạn cuối 2022 đã diễn ra thành công tốt đẹp phần lớn là nhờ sự tham gia nhiệt tình của các vị khách tham dự. Không chỉ là dịp để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về Marketing Du lịch, sự kiện Coffee Talk & Networking của Asia Lion còn là nơi để các anh chị em trong ngành gặp gỡ lẫn nhau, tạo dựng một cộng đồng Marketing & Sales lớn mạnh, gắn kết, hữu ích.
Hãy đón chờ các sự kiện tiếp theo, hứa hẹn bùng nổ và mang nhiều giá trị hơn nữa của Asia Lion!
Đừng quên tham gia nhóm Hospitality & Tourism Marketing Network để:
📌 Kết nối các anh chị em trong ngành (Agency vs Hotels vs Agents)
📌 Cập nhật các kiến thức về marketing & sales mới
📌 Trao đổi kinh nghiệm xây dựng thương hiệu, làm marketing, tăng trưởng doanh số,…
📌 Chia sẻ thông tin và số liệu thống kê về thị trường Du lịch
📌 Cung cấp các tài liệu chuyên sâu về ngành Du lịch – Lữ hành
📌 Tìm kiếm, chia sẻ thông tin tuyển dụng nhân sự
📌 Hỗ trợ nhau vượt qua những khó khăn, thách thức