Một website không đơn giản chỉ giới thiệu và bán sản phẩm, mà còn là bộ mặt online của công ty, doanh nghiệp. Hơn thế nó còn được xem là công cụ marketing du lịch online giúp thu hút khách hàng và tăng doanh thu cho đơn vị du lịch – lữ hành. Vậy làm thế để làm website du lịch chuyên nghiệp, đẹp, đem lại nhiều khách hàng và đạt được hiệu quả cao trong việc thúc đẩy doanh số?
Đây là website thông tin được chia sẻ bởi Asia Lion – Marketing Agency tiên phong thúc đẩy thị trường du lịch và xuất khẩu quốc tế. Để tham gia vào cộng đồng hỏi đáp, hỗ trợ thương mại quốc tế, vui lòng bấm vào đây
Nội dung chính
- 1. Đảm bảo website hoạt động ổn định
- 2. Cập nhật nội dung thường xuyên và trình bày chuyên nghiệp
- 3. Tối ưu hóa SEO web
- 4. Bổ sung thêm thanh tìm kiếm nâng cao
- 5. Giao diện bắt mắt và thu hút
- 6. Đầu tư hình ảnh, video
- 7. Thêm Chatbot
- 8. Sử dụng trình duyệt tùy ứng
- 9. Quan tâm đến phản hồi (feedback) của khách hàng
- 10. Giúp khách hàng mua sắm dễ dàng
- 11. Các cuộc thi và chương trình khuyến mãi
- 12. Tích hợp “Live Chat” (Gửi tin nhắn) của Facebook vào Website
1. Đảm bảo website hoạt động ổn định
Các trang web du lịch thường chứa rất nhiều video và hình ảnh, nên tốc độ tải trang có thể bị ảnh hưởng và khiến khách hàng rời bỏ web nhanh chóng nếu phải chờ đợi quá lâu. Chính vì vậy, việc đảm bảo website du lịch hoạt động ổn định, tối ưu tốc độ tải trải là ưu tiên hàng đầu. Các công ty, doanh nghiệp nên lựa chọn gói hosting (dịch vụ lưu trữ) và code web phù hợp để đảm bảo yếu tố này.
Không một khách hàng nào muốn truy cập vào một website du lịch thường xuyên bị lỗi hoặc tải trang chậm, không ổn định
Ngoài ra, để làm web du lịch hoạt động ổn định và khai thác tốt hiệu quả, cùng cần chú ý đến một số vấn đề khác, như:
– Tên miền (Domain):
- Càng ngắn gọn và dễ nhớ càng tốt.
- Giống với từ khóa của ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của công ty bạn.
- Không nên dùng Domain cấp II. Ví dụ: .com.vn/ .net.vn
– Website:
- Không nên sử dụng mã nguồn mở.
- Có hệ thống quản trị nội dung mạnh và dễ sử dụng.
- Có tích hợp công cụ hỗ trợ kỹ thuật cho việc làm tăng thứ hạng website du lịch trên các công cụ tìm kiếm (SEO).
- Có tích hợp các công cụ chia sẻ mạng xã hội, Blog…
- Dễ dàng bảo trì và chạy ổn định.
- Bảo mật tốt.
2. Cập nhật nội dung thường xuyên và trình bày chuyên nghiệp
Bạn đã có một trang web được trình bày chuyên nghiệp, thiết kế độc đáo, thậm chí tối ưu hóa trang web để lọt top đầu trên các bộ máy tìm kiếm… Nhưng website du lịch của bạn vẫn không thu hút được khách hàng và đạt được hiệu quả doanh thu mong muốn? Vậy bạn đang làm sai ở đâu?
90% các công ty, doanh nghiệp đầu tư rất nhiều cho “ngoại thất” của trang web nhưng lại ít khi quan tâm đến “nội thất”, tức nội dung. Họ thường rất chăm chỉ cập nhật nội dung website trong 2 – 3 tháng đầu, hầu như 2 – 3 bài/ngày, rồi dần dần bỏ bê chỉ đăng tải 2 bài/tuần, thậm chí cả tháng mới được một bài. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc SEO web mà còn khiến Google đánh giá thấp trang web của bạn và khách hàng không còn muốn truy cập vào website của công ty bạn nữa. Bởi nó chẳng có gì nội dung gì mới mẻ cả.
Hãy nhớ, nội dung là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của một website. Việc cập nhật nội dung web thường xuyên sẽ đem đến rất nhiều lợi ích:
– Tốt cho SEO
Các công cụ tìm kiếm rất “yêu thích” các nội dung hay, độc đáo, mới mẻ và được cập nhật liên tục. Một website có nội dung được cập nhật liên tục và thường xuyên sẽ có tiềm năng để phát triển SEO bằng các phương pháp liên kiến nội bộ (internal link) hơn.
– Tốt cho mạng xã hội
Nếu công ty bạn đang sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo,… để làm web du lịch thì việc thường xuyên cập nhật nội dung sẽ tạo ra kho dữ liệu tuyệt vời cho các chương trình quảng cáo trên mạng xã hội. Có một điều bạn phải hiểu rằng, nội dung là yếu tố quyết định sự thành bại của fanpage, đường để nó sụp đổ chỉ vì thiếu nội dung.
– Giữ chân khách hàng
Mục đích của làm web du lịch là giới thiệu công ty và phục vụ khách hàng. Vậy kết quả sẽ thế nào nếu thiếu nội dung hoặc những nội dung họ quan tâm không được cập nhật thường xuyên? Tất nhiên là khách hàng sẽ rời bỏ website du lịch của công ty bạn để tìm một nguồn thông tin mới mẻ, độc đáo và đáp ứng được nhu cầu của họ rồi.
– Thông báo cho Google biết trang web vẫn đang hoạt động tốt
Nếu trong một khoảng thời gian nhất định bạn không cập nhật nội dung website, Google sẽ mặc định trang web của bạn không hoạt động và đánh rớt nó trên top SEO. Điều này không chỉ khiến website của bạn mất vị trí top đầu mà còn làm khách hàng không tìm kiếm được trang web. Từ đó hiểu quả tương tác và doanh thu sẽ tụt giảm nghiêm trọng.
3. Tối ưu hóa SEO web
Thiết kế web chuẩn SEO là tiền đề quan trọng trong việc đẩy web của bạn lên top, thu hút được khách hàng tiềm năng và giữ chân được khách hàng cũ. Từ đó tăng doanh thu bền vững cho công ty bạn.
Một số lợi ích của việc tối ưu hóa SEO web phải kể đến như:
- Tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google.
- Tăng tỉ lệ khách hàng tiềm năng. Những khách hàng tiếp cận website của công ty bạn qua kênh SEO là những khách hàng tiềm năng. Một là do họ chủ động tìm kiếm. Hai là họ đánh giá cao những công ty, đơn vị lữ hành có một nền tảng web tốt, ổn định và đem lại cho họ những trải nghiệm tuyệt vời.
- Tiết kiệm chi phí, tạo doanh thu bền vững.
- Xây dựng, quảng bá thương hiệu và tạo được sự tin tưởng, hài lòng với khách hàng.
Để thực hiện tối ưu hóa SEO web các bạn có thể thực hiện theo những cách sau đây:
- Thêm blog vào trang web: Đây là cách tốt nhất để thường xuyên cập nhật các nội dung mới và làm tăng thêm uy tín cho website của bạn.
- Thêm Google Analytics vào trong trang: Google Analytics là công cụ miễn phí giúp cung cấp các phân tích và thông tin quan trọng về trang web cũng như vị thế của trang đối với các công cụ tìm kiếm.
- Đơn giản hóa code: JavaScript và CSS có thể gây khó khăn cho Google khi thu thập thông tin trên website của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng để Script và CSS ra những file riêng và giảm tỷ lệ code/ nội dung trang web.
Thẻ Meta Description giới hạn dưới 160 ký tự, bao gồm cả dấu cách
- Sử dụng Meta Description: Meta Description là thông tin mô tả được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm, điều này giúp cho người xem hiểu trang web nói về gì.
- Thêm footer link vào từng trang web: Liên kết giữa các trang sử dụng anchor text có liên quan đến các từ khóa rất giúp ích cho việc SEO. Do nhiều trang web dùng graphic, Javascript hay Flash mà không dùng anchor text, trong trường hợp đó bạn nên dùng footer link với anchor text để liên kết các trang.
- Sử dụng tiêu đề với từ khóa phù hợp: Tiêu đề xuất hiện trên title bar của trình duyệt và là một trong các tiêu chí để các công cụ tìm kiếm xác định nội dung của trang.
4. Bổ sung thêm thanh tìm kiếm nâng cao
Tính năng tìm kiếm là một trong những tính năng rất quan trọng khi làm web du lịch, giúp cho khách hàng có thể nhanh chóng tìm kiếm được những thông tin về kinh nghiệm, bí quyết hoặc các tour du lịch cũng như các chương trình khuyến mãi, ưu đãi. Tối nhất, nên tích hợp tính năng này với tính năng book tour để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian khi lựa chọn địa điểm du lịch.
5. Giao diện bắt mắt và thu hút
Giao diện vốn là yếu tố sẽ thu hút được ánh nhìn của khách hàng đầu tiên. Đặc biệt, nó cũng sẽ tác động đến hành vi thoát ra hay tiếp tục ở lại. Đó là lý do vì sao bạn nên xây dựng một trang web với giao diện đẹp mắt, dễ nhìn, các phối màu hài hòa với tổng thể, danh mục cũng cần phải được trình bày một cách rõ ràng, cụ thể.
Khi khởi tạo website trên nền tảng Blogger hay WordPress, bạn cũng sẽ được cung cấp một kho giao diện mặc định. Tuy nhiên, bạn có thể tìm và tải các giao diện miễn phí/trả phí khác trên mạng về để sử dụng. Những giao diện này không chỉ đẹp mắt, hiện đại mà còn tích hợp nhiều tính năng độc đáo, chuẩn SEO, tương thích với các trình duyệt và các thiết bị di động, laptop, máy tính bảng, máy tính để bàn. Bạn có thể tìm kiếm và tải các giao diện web du lịch tại colorlib.com, themeforest.net, hoặc wix.com…
6. Đầu tư hình ảnh, video
Hình ảnh và video là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một web du lịch. Chúng không chỉ là yếu tố tạo ấn tượng, hấp dẫn và thu hút khách hàng mà còn quyết định việc khách hàng có lựa chọn tour du lịch đó hay không. Chính vì vậy mà hình ảnh cần được đầu tư và chăm chút một cách cẩn thận ngay từ khi làm web du lịch và quá trình cập nhật nội dung sau này.
Một hình ảnh đẹp và độc đáo sẽ kích thích khách hàng click vào tour du lịch hơn bất kỳ yếu tố nội dung nào
Nếu website đăng tải các hình ảnh, video kém thu hút, nhạt nhòa và không chọn lọc thì đó thực sự là thất bại đầu tiên khi tiếp cận với khách hàng tiềm năng và đánh mất họ vào tay đối thủ. Tuy nhiên, cũng cần lựa chọn những hình ảnh, video có dung lượng không ảnh hưởng tới tốc độ tải trang của website. Các bạn có thể sử dụng các phần mềm giảm dung lượng ảnh và video mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh trước khi đăng tải lên website.
7. Thêm Chatbot
Chăm sóc khách hàng là khâu không thể bỏ qua khi làm web du lịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thời gian túc trực và trả lời các thắc mắc, phản hồi của khách hàng. Lúc này, Chatbot chính là lựa chọn lý tưởng nhất.
Nó không chỉ chăm sóc quyết định mua hàng, giúp đảm bảo được trải nghiệm của khách hàng, tạo lối tắt khách hàng tìm đến sản phẩm,… mà còn giúp tăng sự tương tác, cung cấp những thông tin liên quan đến khách hàng và cá nhân hóa dễ dàng.
Các bạn có thể tham khảo hướng dẫn thêm Chatbot vào Website TẠI ĐÂY.
8. Sử dụng trình duyệt tùy ứng
Website du lịch cần tương thích với các trình duyệt website đồng thời hiển thị được trên mọi màn hình thiết bị, trong đó có các thiết bị di động như máy tính bảng hay smartphone. Điều này có thể giúp tăng lượng khách hàng tiềm năng từ 30% – 50% đồng thời gia tăng cơ hội bán hàng trong điều kiện khách hàng sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin du lịch và booking tour đang dần trở thành xu hướng phổ biến.
Ngoài ra, khi làm web du lịch bạn cũng nên đầu tư vào thanh điều hướng, sao cho thật đơn giản và thuận tiện để khách hàng có thể dễ dàng và nhanh chóng tìm được thông tin tour du lịch chỉ sau 2 – 3 cú click chuột.
9. Quan tâm đến phản hồi (feedback) của khách hàng
Phản hồi của khách hàng là một phần không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, đặc biệt là du lịch. Đây không chỉ là “thước đo” tiêu chuẩn dịch vụ mà bạn cung cấp đã tốt hay chưa mà còn là yếu tố quan trọng để bạn tăng độ trust trên mạng xã hội và thúc đẩy việc kinh doanh hiệu quả hơn.
Bạn có thể thu thập phản hồi của khách hàng bằng cách gửi email, khảo sát bằng phiết điều tra/bảng hỏi, đẩy mạnh các website đánh giá trực tuyến, tin nhắn văn bản hoặc bắt đầu cuộc trò chuyện hỗ trợ trên các mạng xã hội…
10. Giúp khách hàng mua sắm dễ dàng
Sự phát triển của Internet, cộng sự bùng nổ của công nghệ 4.0 khiến con người ta “lười” hơn. Họ thường có xu hướng tìm đến những website giúp họ book tour hoặc tìm kiếm thông tin nhanh nhất, dễ dàng rất. Do đó, để không đánh mất khách hàng vào tay đối thủ, cũng như tăng trải nghiệm cho khách hàng, khi làm web du lịch bạn nên cân nhắc một số điều như:
Thanh toán online bằng thẻ visa, master, ATM… sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm mua tour tuyệt vời hơn
- Ở mỗi tour du lịch hoặc loại vé máy bay, phòng khách sạn bạn nên thêm nút “đặt tour ngay/Booking now” hoặc thêm dịch vụ để thu hút ánh nhìn.
- Sau khi đặt tour và đặt thêm các dịch vụ đi kèm thì cần có cả tổng tiền thanh toán.
- Tích hợp thêm phần thanh toán bằng thẻ Visa, master,… để việc thanh toán nhanh chóng, rút gọn được thủ tục, khiến họ hài lòng hơn.
- Link đặt tour và dẫn đến thanh toán đều phải nằm trên thanh điều hướng trên trang.
11. Các cuộc thi và chương trình khuyến mãi
Các cuộc thi và chương trình khuyến mãi sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng thân thiếu hiệu quả hơn. Chưa kể các cuộc thi ảnh đẹp hay chia sẻ trải nghiệm khi tham gia một tour du lịch do công ty bạn cung cấp sẽ giúp bạn thu thập được rất nhiều dữ liệu, thông tin quý báu để đăng tải lên website, fanpage.
12. Tích hợp “Live Chat” (Gửi tin nhắn) của Facebook vào Website
Thêm box gửi tin nhắn, hỗ trợ trực tuyến (live chat) Facebook trên Website cách chăm sóc khách hàng khá phổ biến hiện nay. Hầu hết mọi người đều có tài khoản Facebook, khi khách hàng chat với bạn thông qua live chat trên website thì đoạn tin nhắn đó cũng sẽ được gửi tới fanpage. Bất kỳ khi nào bạn trả lời, họ sẽ nhận được thông báo, tỷ lệ đọc là 100%, cao hơn nhiều so với Email hay SMS, nó hoàn toàn miễn phí.
Các bạn có thể tham khảo cách tích hợp “Live Chat” cho website không cần dùng plugin TẠI ĐÂY
Trên đây là một số kinh nghiệm làm web du lịch chất lượng giúp thu hút khách hàng và tăng doanh số hiệu quả nhất. Nếu các bạn có thêm kinh nghiệm hay ho, mới mẻ nào hãy chia sẻ với chúng tôi và những bạn đọc khác nhé.
4 comments
Thanks to my father who told me concerning this webpage, this webpage is really amazing.