Luôn có những rủi ro gắn liền với xuất khẩu bất kể các công ty đã có kinh nghiệm hay mới là lần đầu tiên tham gia vào thị trường quốc tế. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu rõ ràng và nghiên cứu thị trường mà mình nhắm tới trước khi bắt đầu các hoạt động tăng trưởng doanh số xuất khẩu.
Để kiểm soát rủi ro, điều chỉnh các mục tiêu và hoạt động xuất khẩu nhằm đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng hướng, bạn cần phát triển một kế hoạch tiếp thị tới thị trường xuất khẩu.
Một kế hoạch tiếp thị xuất khẩu chính xác cho phép các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường mục tiêu của họ và xác định làm thế nào để sản phẩm của mình đáp ứng được mong muốn của thị trường.
Có một sự khác biệt rất lớn giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế khiến việc áp dụng cùng một phương pháp tiếp cận ở các thị trường khác nhau là không phù hợp. Kế hoạch để mở rộng và phát triển thị trường có vai trò chiến lược và là kim chỉ nam cho truyền thông nội bộ vì nó liên quan đến các chiến lược tiếp thị quốc tế.
Mặc dù có những chiến lược được áp dụng tương tự như thị trường trong nước, việc tiếp thị xuất khẩu thường gặp phải nhiều thách thức hơn, vì nhà xuất khẩu phải tiếp nhận những quan niệm, văn hóa và thị hiếu khác nhau ở mỗi quốc gia.
Mục đích đằng sau việc tạo ra kế hoạch tiếp thị xuất khẩu là để có một quy trình tiêu chuẩn, rõ ràng nhằm duy trì các hoạt động hiện tại của tổ chức trong khi vẫn liên tục mở rộng thị trường đồng thời cho các nhà đầu tư một lý do thuyết phục để đầu tư vào doanh nghiệp của bạn với các hoạt động quốc tế mới.
Hãy xem xét các cách dưới đây để tạo nên một chiến lược tiếp thị quốc tế chuẩn xác:
Nội dung chính
Các tip khi tạo kế hoạch tiếp thị xuất khẩu
Việc xây dựng một kế hoạch tiếp thị xuất khẩu chi tiết dựa trên các nghiên cứu về thị trường là vô cùng cần thiết. Nếu doanh nghiệp không vạch ra một con đường rõ ràng về cách điều hướng và chuẩn bị cho thị trường nước ngoài thì sẽ rất khó để đạt được thành công. Tất cả các mục tiêu và chiến lược xuất khẩu nên ngắn gọn và được tổ chức tốt để giúp bạn tập trung vào những việc đang làm.
Sau đây là một số câu hỏi mà doanh nghiệp của bạn cần xem xét trong khi phát triển kế hoạch tiếp thị xuất khẩu:
– Doanh nghiệp đang hướng tới xuất khẩu ở những thị trường nào?
– Tại sao lại chọn những thị trường đó?
– Doanh nghiệp đang muốn xuất khẩu những sản phẩm gì?
– Các hoạt động dự định thực hiện tiếp theo là gì?
– Doanh số dự kiến là bao nhiêu và trong giai đoạn nào?
Mặc dù có nhiều yếu tố mà bạn cần cân nhắc khi phát triển một kế hoạch tiếp thị xuất khẩu, hãy ghi nhớ những nội dung cốt lõi cần được xem xét sau đây:
1. Nghiên cứu sự khác biệt trong văn hóa
Các công ty cần lưu ý về phong tục địa phương và nghi thức kinh doanh khi lựa chọn thị trường để tham gia, vì hầu hết các quốc gia đều có những phong tục tập quán khác nhau. Sự khiêm tốn, có nhận thức về văn hóa, khả năng đàm phán quốc tế và tinh thần cởi mở là những yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý. Nếu có thể, bạn nên thực hiện một chuyến đi đến quốc gia mà doanh nghiệp muốn tiếp thị để có được trải nghiệm trực tiếp như một người tiêu dùng.
2. Bao gồm chiến lược gia nhập thị trường và marketing hỗn hợp
Phần này trong kế hoạch tiếp thị xuất khẩu sẽ phác thảo chi tiết bốn “P” bao gồm: Khuyến mãi (Promotion), giá cả (Price), sản phẩm (Production) và địa điểm (Place). Các doanh nghiệp sẵn sàng cho việc mở rộng xuất khẩu cần biết họ đang mang tới cho thị trường sản phẩm/dịch vụ gì? Các sản phẩm/dịch vụ đó sẽ được phân phối bằng cách nào, bán với giá bao nhiêu và được quảng bá như thế nào?
3. Phát triển một tình huống để phân tích
Đây rất có thể là phần dài nhất trong kế hoạch tiếp thị xuất khẩu nhưng lại rất quan trọng vì bạn phải có một cái nhìn tổng quan xuyên suốt doanh nghiệp, làm sao để nó vừa khớp với những đòi hỏi từ thị trường và thị trường sẽ tiếp nhận thương hiệu của bạn như thế nào. Phân tích một tình huống sẽ tập trung vào các yếu tố như kỹ năng và điểm bán hàng của công ty bạn, các yếu tố văn hóa xã hội, pháp lý ở nước ngoài, phân tích thị trường quốc tế, phân tích cạnh tranh trong ngành, xu hướng nhân khẩu học và công nghệ.
4. Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là tập quản lý tiêu chuẩn để đánh giá công ty của bạn từ môi trường bên trong và bên ngoài vì vậy cần được thực hiện bởi tất cả các thành viên khi lập kế hoạch hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Phân tích sẽ xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bạn ở quốc gia bạn dự định xuất khẩu, cung cấp một cái nhìn rõ ràng hơn về các dự định của bạn trong kế hoạch.
5. Hiểu rõ về quốc gia mục tiêu
Cũng giống như bất kỳ sáng kiến tiếp thị nào, việc hiểu rõ quốc gia mà mình hướng đến là rất quan trọng trong việc phát triển chiến lược tiếp thị xuất khẩu. Các yếu tố cần lưu ý ở đây gồm có quy mô thị trường, tỷ giá hối đoái, nhân khẩu học, các loại cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý và thuế cũng như tổng quan nền kinh tế của quốc gia đó.
6. Phác thảo ngân sách
Một phác thảo ngân sách cần phải thực tế với khả năng doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Phần này dự tính ngân sách ban đầu cho các bước đầu tiên trong tiếp thị xuất khẩu của doanh nghiệp và dự báo sẽ tạo ra bao nhiêu doanh số trong 3 đến 5 năm từ đó đưa ra dự đoán thực tế nhất cho kết quả trong tương lai. Chi phí để xem xét bao gồm tiếp thị và quảng bá, truyền thông, nhân lực, du lịch, văn phòng và chi phí dự phòng.
7. Thúc đẩy tiến trình mở rộng xuất khẩu của doanh nghiệp thông qua các khoản tài trợ
Có nhiều công ty đã không tiếp cận được các thị trường quốc tế mà lẽ ra họ đã có thể đạt được thành công ở đó do không nhận thức được những hỗ trợ sẵn có để giúp doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường này. Thông qua một loạt các chương trình khuyến khích, các công ty có thể được các khoản tài trợ bền vững của chính phủ để đẩy nhanh quá trình thâm nhập vào thị trường mới và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến xuất khẩu.
Có một số chương trình tài trợ của chính phủ và ở các tỉnh dành cho các tổ chức Việt Nam, cung cấp các khoản tài trợ phát triển xuất khẩu để trang trải chi phí cho các hoạt động như thuê quản lý xuất khẩu, phát triển tài sản tiếp thị, thích ứng ngôn ngữ và văn hóa, chi phí triển lãm thương mại quốc tế và chứng nhận sản phẩm.
Trên đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho các doanh nghiệp quan tâm đến việc mở rộng thị trường lên tầm quốc tế và đang tìm kiếm cơ hội để phát triển, quản lý hay tài trợ cho các dự án chiến lược kinh doanh của mình.
Nguồn: mentorworks.ca