Đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình khách hàng quyết định đặt một tour du lịch. Theo kết quả từ cuộc khảo sát Phocuswright được chuẩn bị cho TripAdvisor, 53% người tham gia tiết lộ rằng họ không cam kết đặt trước khi đọc các đánh giá từ những khách hàng trước, và 80% nói rằng họ thường đọc khoảng 6-12 đánh giá mỗi lần đặt như vậy.
Vào tháng 2 năm 2018, TripAdvisor đã thay đổi thuật toán cho thứ hạng phổ biến của họ. Điều này đã gặp phải nhiều đánh giá trái chiều từ ngành du lịch, vì hiện tại thứ hạng còn tính đến chất lượng, số lượng và lần truy cập đánh giá trên một trang kinh doanh. Vậy nên, bạn không chỉ cần những đánh giá chất lượng tuyệt vời từ khách hàng mà bạn còn cần nhiều hơn các đánh giá được đăng lên liên tục trong suốt cả năm.
Các nhà điều hành tour du lịch thường xuyên hỏi chúng tôi ‘”Làm thế nào để tôi có thể nhận được nhiều đánh giá hơn?’”. Dưới đây là 5 mẹo đơn giản đã được chứng minh là có hiệu quả:
Nội dung chính
1. Hỏi khách hàng ngay trong chuyến đi
Trước khi kết thúc chuyến tham quan là thời điểm tốt nhất để yêu cầu khách hàng đánh giá trực tuyến. Điều đáng ngạc nhiên là hiếm khi các công ty du lịch làm điều này. Tại sao lại như vậy?
Trải nghiệm trong tâm trí khách hàng lúc này vô cùng mới mẻ, có thể có những khoảng thời gian chết trong quá trình xe dừng lại ở điểm trả khách và nếu như có bất kỳ nhận xét hay phản hồi nào về chuyến du lịch họ sẽ trao đổi trực tiếp với người đi cùng trong đội – đây hẳn là khoảng thời gian thích hợp để tránh nhận phải những đánh giá tiêu cực về chuyến đi phải không nào?
Chuẩn bị những danh thiếp cho hướng dẫn viên du lịch của bạn kèm đường link doanh nghiệp liên kết với trang TripAdvisor. Bạn càng khiến quá trình đánh giá trở nên dễ dàng thì bạn sẽ càng nhận được nhiều đánh giá hơn!
2. Đưa doanh nghiệp vào các bảng đánh giá có liên quan
TripAdvisor là nền tảng trực quan nhất để ngành du lịch thu thập đánh giá, nhưng đây không phải là trang web duy nhất. Tệp khách hàng của bạn đến từ khu vực nào và họ đang sử dụng những trang web nào? 70% thị trường châu Á sử dụng ứng dụng Klook, vì vậy nếu bạn dựa vào du lịch từ khu vực châu Á, bạn nên đảm bảo rằng bạn không chỉ quảng cáo các tour du lịch của mình mà còn thu thập đánh giá trên nền tảng này.
Các trang web khác mà bạn có thể cân nhắc để thu thập đánh giá gồm các hội nhóm, các trang review, các tài khoản trên mạng xã hội, google business và chính trang web của bạn.
3. Thưởng cho hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch chính là gương mặt đại diện cho doanh nghiệp của bạn và thực sự có thể tạo ra hay phá hỏng trải nghiệm của khách hàng. Họ nên bắt đầu mỗi tour bằng cách giới thiệu bản thân và dành thời gian để tìm hiểu thêm về nhóm của mình.
Đến cuối hành trình, khách du lịch sẽ có một mối quan hệ tốt với hướng dẫn viên của họ và sẽ vui vẻ phản hồi hay khen ngợi thái độ của người hướng dẫn tour. Hướng dẫn viên của bạn nên cảm thấy thoải mái khi hỏi khách điều này, đặc biệt nếu có đề cập đến tên của họ. Con người có những mối liên kết với nhau và vì thế, được hỏi đánh giá bởi một người sẽ tốt hơn là được hỏi từ email.
Nếu bạn cần thêm đánh giá trực tuyến hoặc cần một cách để giữ cho nhóm của bạn có động lực trong thời gian bận rộn hơn, thì tôi khuyên bạn nên đưa ra một kế hoạch khuyến khích cho đội của bạn. Có thể là việc thưởng tiền mặt, giải thưởng hay time-back cho mỗi đánh giá 5 sao được đăng lên kèm theo tên của thành viên trong nhóm. Điều này có thể tạo nên 1 cuộc thi cho vị trí dành được số đánh giá cao nhất mỗi tháng.
4. Email trong vòng 24 giờ sau chuyến đi của khách hàng
Một email theo dõi để yêu cầu đánh giá của khách hàng nên được gửi từ 0-24 giờ sau chuyến tham quan của bạn. Nếu bạn chờ đợi lâu hơn, họ có thể đã tham gia một tour du lịch khác và đắm chìm trong một trải nghiệm mới. Họ cũng có thể quên mất những trải nghiệm thích thú mà họ đã có được trong suốt chuyến đi.
Khi viết email tiếp theo, hãy cá nhân hóa email và đúng với thương hiệu. Bạn có thể nói ‘’Chào Jessica, chúng tôi muốn chia sẻ trải nghiệm du lịch tuyệt vời của chúng tôi với nhiều người hơn. Bạn có thể giúp đỡ bằng cách đăng một bài đánh giá?” Một kỹ thuật khác có hiệu quả là nếu bạn muốn thu thập thông tin phản hồi chi tiết hơn, thì hãy hỏi 3-4 câu hỏi khảo sát mà bạn muốn biết từ khách hàng của mình.
Khi bạn nhận được phản hồi, bạn có thể gửi một tin nhắn được cá nhân hóa tới họ để nói rằng bạn rất hài lòng với phản hồi và sẽ rất cảm kích nếu họ có thể đăng bài này trên trang web đánh giá ưa thích của bạn. Để dễ dàng hơn, hãy gửi kèm đường link dẫn đến trang để đăng bài đánh giá đó.
Việc liên hệ sau 24h sẽ có hiệu quả khi:
Nếu bạn có những khách hàng chưa đăng đánh giá sau khi bạn hỏi, bạn có thể thực hiện một “blitz email”. Cách này không tạo ra tỷ lệ phản hồi cao nhất, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn có một lý do để hỏi về những đánh giá. Điều này có thể hiệu quả nếu bạn đã được đề cử cho một giải thưởng hay sắp ra mắt một tour du lịch mới.
5. Thể hiện sự đánh giá cao những phản hồi từ khách hàng
Khi nhận được đánh giá của khách hàng, việc quan trọng không kém là doanh nghiệp của bạn cần đăng lên một phản hồi tương ứng. Điều này không chỉ thể hiện việc bạn đánh giá cao những phản hồi từ khách hàng mà còn quan trọng với cả những khách hàng mới tiềm năng để họ có một ấn tượng tốt về doanh nghiệp của bạn. Các đánh giá là độc lập và mang tính chủ quan, vì vậy bạn không thể kiểm soát việc khách hàng sẽ nói gì.
Trả lời lại những đánh giá của khách hàng là cơ hội để bạn đưa lên tiếng nói của mình và giải thích. Hãy phản hồi một cách chuyên nghiệp, tiếp nhận bất kỳ phản hồi mang tính xây dựng hay thậm chí là tiêu cực và diễn giải để họ thấy bạn đã thay đổi hoặc có những kế hoạch để cải thiện trải nghiệm của các khách hàng khác.
Khi bạn nhận được những đánh giá tốt, hãy chia sẻ nó với những người khác. Tại Asia Lion, chúng tôi có những phản hồi từ website, emails và các mạng xã hội trực tuyến. Chúng đều mang lại giá trị không nhỏ đối với sự phát triển của chúng tôi ở cả hiện tại và tương lai.
Nguồn: trekksoft.com